Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào theo quy định của pháp luật?
Người cao tuổi thuộc các trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
...
Như vậy, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Chăm sóc người cao tuổi (Hình từ Internet)
Lợi dụng việc chăm sóc người cao tuổi để trục lợi bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi như sau:
Vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi.
...
Theo quy định trên, các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
- Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật;
- Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi.
Như vậy, hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).
Khoản lợi ích bất hợp pháp từ việc chăm sóc người cao tuổi được xử lý như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi như sau:
Vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi
...
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, cá nhân, tổ chức buộc phải nộp lại khoản lợi ích bất hợp pháp từ việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi mang lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?