Lời dẫn chương trình Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11? Tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với hoạt động gì?
Lời dẫn chương trình Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
>> Xem thêm: Mục đích tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
>> Xem thêm: Thượng tôn Hiến pháp và Pháp luật nghĩa là gì?
>> Xem thêm: Mẫu Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại ngày đại đoàn kết toàn dân tộc ngắn gọn, ý nghĩa?
Căn cứ Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 có quy định về Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dưới đây là mẫu lời dẫn chương trình Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 chi tiết:
(1) Mở đầu chương trình Lời đầu tiên cho phép ......................... được thay mặt ban tổ chức gửi tới các quý vị đại biểu, các vị khách và quý vị khán giả lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý! Thưa toàn thể bà con! Hôm nay, trong không khí tưng bừng của mùa thu lịch sử, chúng ta vui mừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 tại (địa điểm). Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, đồng thời tăng cường gắn kết tình làng nghĩa xóm, chung tay xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển. (2) Giới thiệu chương trình Kính thưa quý vị, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay diễn ra với chủ đề… thể hiện quyết tâm của toàn thể nhân dân trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết, năng động sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Cụ thể, nội dung chương trình ngày hôm nay diễn ra như sau: - Phát biểu khai mạc - Chương trình văn nghệ - Các hoạt động… - Và cuối cùng là… (3) Phát biểu khai mạc ... TẢI VỀ Lời dẫn chương trình Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 đầy đủ, chi tiết |
Lời dẫn chương trình Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11? Tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc cần gắn với các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được quy định tại Điều 13 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 như sau:
(1) Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
(2) Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.
(3) Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(5) Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(6) Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc cần gắn với các hoạt động nào?
Tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc cần gắn với các hoạt động nào, theo hướng dẫn của Nghị quyết 26/NQ-MTTW-ÐCT năm 2023 về nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành thì việc tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc cần gắn với các hoạt động sau đây:
(1) Tổ chức Ngày hội phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”...
Ngày hội phải thật sự là diễn đàn để Nhân dân ở các khu dân cư, các tổ chức, hộ gia đình trao đổi, mạn đàm những nội dung được nhiều người quan tâm; phát huy truyền thống đoàn kết, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; tương trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc.
(2) Tổ chức Ngày hội phải gắn với các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, bảo đảm an sinh xã hội, tri ân gia đình có công với nước, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho hoạt động của khu dân cư.
Tổ chức Ngày hội gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao (nhất là các tiết mục do người dân ở khu dân cư thực hiện) tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên mọi người hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, học tập. Khuyến khích các khu dân cư tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết” để tăng cường tình làng, nghĩa xóm, sự gắn kết, chia sẻ của người dân trong cộng đồng, thực sự là Ngày hội của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?