Lời chúc 20 11 cho Mẹ là giáo viên mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hay, ý nghĩa? Giáo viên có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Mẫu Lời chúc 20 11 cho Mẹ là giáo viên chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hay, ý nghĩa?
Theo Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định từ năm 1982, ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Mẫu Lời chúc 20 11 cho Mẹ là giáo viên chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hay, ý nghĩa:
(1) "Nhân ngày 20/11, con kính chúc Mẹ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục là ngọn hải đăng soi sáng cho bao thế hệ học trò. Con tự hào vì có một người Mẹ là cô giáo tuyệt vời như vậy!" (2) "Gửi đến Mẹ - người không chỉ là mẹ của con mà còn là cô giáo của bao thế hệ học trò. Chúc Mẹ ngày Nhà giáo Việt Nam thật vui vẻ, hạnh phúc. Cảm ơn Mẹ đã luôn là tấm gương sáng để con noi theo." (3) "Con cảm ơn Mẹ đã không chỉ dạy dỗ con nên người mà còn tận tâm với nghề giáo cao quý. Nhân ngày 20/11, con chúc Mẹ luôn tràn đầy nhiệt huyết, sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người." (4) "Mẹ ơi, con biết nghề giáo thật vất vả nhưng Mẹ vẫn luôn yêu nghề, mến trẻ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, con chúc Mẹ luôn vui tươi, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp cao quý của mình." (5) "20/11 - Ngày của những người làm nghề giáo cao quý, con tự hào vì có một người Mẹ là cô giáo. Chúc Mẹ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình." (6) "Kính chúc Mẹ - người giáo viên tận tụy của con ngày 20/11 thật vui vẻ và hạnh phúc. Con tự hào vì có một người Mẹ không chỉ dạy dỗ con nên người mà còn là ngọn đèn soi sáng cho bao thế hệ học trò. Chúc Mẹ luôn mạnh khỏe để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cao quý này." (7) "20/11 đến rồi! Chúc Mẹ yêu của con ngày càng xinh đẹp, vui vẻ và hạnh phúc trong nghề giáo cao quý. Con yêu Mẹ nhiều!" (8) "Nhớ những ngày Mẹ vừa chăm con, vừa soạn bài đến khuya. Nhân ngày 20/11, con chúc Mẹ luôn vui khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình." ... TẢI VỀ: Xem thêm Mẫu Lời chúc 20 11 cho Mẹ là giáo viên chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hay, ý nghĩa |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Lời chúc 20 11 cho Mẹ là giáo viên chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hay, ý nghĩa? Giáo viên có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm? (Hình từ Internet)
Trường học tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo Mục 3 Thông tư 26-TT-1982, trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Trường học tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thông qua những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ. Có thể là các hoạt động như:
- Giới thiệu truyền thống nhà giáo;
- Kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học;
- Trích đọc thư của học sinh gửi về trường;
- Mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện;
- Hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo;
- Giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm;
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
Ngoài ra, các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.
Tổ chức ngày 20 11 phải bảo đảm được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, các địa phương cần thực hiện theo quy định và vận dụng các kinh nghiệm tốt để ngày 20 tháng 11 hàng năm được tổ chức thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Giáo viên có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Như vậy, giáo viên là viên chức sẽ có số ngày nghỉ phép năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, nếu giáo viên có thời gian làm việc tại trường đủ 12 tháng trong năm thì sẽ có 12 ngày nghỉ phép tương ứng.
Trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, giáo viên sẽ được tăng số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên làm việc (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Lưu ý: Ngoài các quy định trên thì tại khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi có quy định khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định cụ thể về việc bố trí các ngày nghỉ cho giáo viên như sau:
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Nhà trường sẽ căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng sẽ bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?