Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản phải tiến hành xử lý như thế nào?
- Kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải báo cho cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian nào?
- Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản phải tiến hành xử lý như thế nào?
- Khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn, tổ chức, cá nhân thực hiện cứu hộ phải đảm bảo quy trình cứu hộ như thế nào?
Kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải báo cho cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian nào?
Việc cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Nghiêm cấm khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I trừ trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II được phép khai thác khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I hoặc nhóm II khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận bằng văn bản và tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận nguồn gen.
...
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
...
b) Báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.
...
Theo đó, kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.
Lưu ý:
- Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm 3 nhóm: Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3.
- Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1 hoặc nhóm 2 khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận bằng văn bản và tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận nguồn gen.
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản phải tiến hành xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản phải tiến hành xử lý như thế nào?
Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
7. Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ được sử dụng làm tiêu bản phục vụ tuyên truyền, giáo dục hoặc bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho tổ chức phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục.
...
Theo đó, trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản phải tiến hành xử lý như sau:
- Tổ chức nuôi dưỡng;
- Bàn giao cho tổ chức phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục.
Khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn, tổ chức, cá nhân thực hiện cứu hộ phải đảm bảo quy trình cứu hộ như thế nào?
Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
6. Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản.
b) Trường hợp Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản và thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao.
c) Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm lập Biên bản bàn giao theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn, tổ chức, cá nhân thực hiện cứu hộ phải đảm bảo quy trình cứu hộ như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thông báo cho Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản.
- Trường hợp Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản và thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao.
- Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm lập Biên bản bàn giao theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?