Loại hàng nguy hiểm nào được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển? Xếp hàng nguy hiểm xuống tàu biển được quy định thế nào?
Loại hàng nguy hiểm nào được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển?
Xếp hàng nguy hiểm xuống tàu biển được quy định thế nào? (Hình từ Intetnet)
Theo Điều 6 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định việc chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển cụ thể như sau:
Chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển
1. Hàng nguy hiểm chỉ được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
a) Đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói: tuân thủ Quy định 19 Chương II-1, Phần A Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMDG.
b) Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB): tuân thủ các quy định của Chương VI của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.
c) Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng nguy hiểm được ấn định số Liên hợp quốc (UN number): tuân thủ Quy định 19 Chương II- 1, Phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.
d) Đối với việc vận chuyển chất lỏng nguy hiểm bằng tàu chở hàng lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần B Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IBC.
đ) Đối với việc vận chuyển khí hóa lỏng bằng tàu chở khí hóa lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IGC.
e) Đối với việc vận chuyển nhiên liệu bức xạ hạt nhân, pluton và chất thải có mức độ phóng xạ cao dưới dạng đóng gói, ngoài việc đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các quy định của Phần D Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật INF.
2. Các đơn nguyên vận chuyển hàng hóa theo Chương 1.2 của Bộ luật IMDG có chứa hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói chỉ được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn Bộ luật CTU.
Theo đó, các loại hàng nguy hiểm cần thỏa mãn các điều kiện quy định nêu trên để được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển.
Yêu cầu đối với trang thiết bị tàu biển vận chuyển hàng nguy hiểm ra sao?
Theo Điều 7 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định an toàn, giám sát, trang thiết bị vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển cần đảm bảo về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường như sau:
Quy định chung về an toàn, giám sát, trang thiết bị
1. Cấm sử dụng lửa và đèn hở và nguồn sinh nhiệt nguy hiểm trên boong nơi chứa hàng nguy hiểm, trong hầm hàng, trong buồng bơm và trong khoang cách ly của tàu vận chuyển hàng nguy hiểm. Thông báo về quy định này phải được phổ biến cho tất cả thuyền viên và niêm yết tại nơi dễ nhìn thấy trên tàu.
2. Trên tàu chở hàng lỏng vận chuyển chất lỏng dễ cháy hoặc khí hóa lỏng dễ cháy, hoặc tàu chưa được khử khí dễ cháy sau khi vận chuyển các loại hàng như vậy, chỉ được phép sử dụng các trang thiết bị, hệ thống cố định kiểu phòng nổ được kết nối với nguồn năng lượng và các trang thiết bị điện kiểu phòng nổ có nguồn cấp năng lượng riêng ở trên boong, trong khu vực chứa hàng cũng như buồng bơm và khoang cách ly. Không được tạo ra tia lửa hoặc có nguồn sinh nhiệt nguy hiểm tại các khu vực này.
3. Tất cả thuyền viên trên tàu phải được thông báo về việc tàu vận chuyển hàng nguy hiểm, các rủi ro phát sinh từ việc chở hàng nguy hiểm và các biện pháp phải thực hiện khi xảy ra sự cố liên quan đến loại hàng này.
4. Hàng nguy hiểm phải được giám sát thường xuyên trong quá trình vận chuyển. Bản chất và mức độ của các biện pháp giám sát phải phù hợp với mỗi chuyến chở hàng cụ thể và phải được ghi vào nhật ký tàu.
5. Tàu chở hàng nguy hiểm phải được trang bị thuốc y tế và thiết bị phù hợp Phụ lục 14 của Hướng dẫn MFAG. Nếu các thiết bị đặc biệt được yêu cầu đối với các loại hàng nguy hiểm theo các Công ước và Bộ luật nêu tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này hoặc Hướng dẫn EmS, thì tàu phải được trang bị phù hợp. Các thiết bị này phải luôn sẵn sàng để sử dụng. Thuyền viên của tàu phải mặc quần áo bảo hộ và mang theo thiết bị cần thiết trong các tình huống phải sử dụng.
Theo đó, trang thiết bị vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển cần đảm bảo về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo các quy định nêu trên.
Xếp hàng nguy hiểm xuống tàu biển được quy định thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 46/2017/TT-BGTVT quy định hàng nguy hiểm được xếp xuống tàu biển cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu như sau:
(1) Trước khi xếp hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói, thuyền trưởng hoặc sỹ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch xếp hàng phải xây dựng hướng dẫn xếp hàng. Thuyền trưởng và sỹ quan chịu trách nhiệm phải tuân thủ các yêu cầu về sắp xếp và cách ly hàng của Bộ luật IMDG và Quy định 19 Chương II-2 của Công ước SOLAS.
(2) Hàng nguy hiểm chỉ được xếp xuống tàu bởi những người có trách nhiệm và phù hợp với hướng dẫn xếp hàng được lập thành văn bản. Thuyền trưởng phải đảm bảo hướng dẫn xếp hàng và các yêu cầu về sắp xếp, cách ly hàng của Bộ luật IMDG, hoặc nếu thích hợp, các yêu cầu về sắp xếp, cách ly hàng của Bộ luật IMSBC và Quy định 19 Chương II-2 của Công ước SOLAS được đáp ứng thỏa mãn. Trước khi tàu rời cảng, vị trí sắp xếp hàng nguy hiểm phải được ghi trong tài liệu vận chuyển hoặc trong tờ khai hàng nguy hiểm, trừ khi thông tin này đã được đưa vào kế hoạch xếp hàng của tàu.
(3) Thuyền trưởng phải bảo đảm hàng hóa được sắp xếp và chằng buộc phù hợp với Bộ luật về thực hành an toàn đối với việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung. Việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa theo quy định phải được hoàn thành trước khi tàu rời cảng và được duy trì ở tình trạng này cho đến khi tàu tới cảng đến.
(4) Không được phép xếp các thiết bị chứa hàng nguy hiểm xuống tàu nếu chúng có các khiếm khuyết hoặc hư hỏng có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm.
(5) Yêu cầu đối với các loại hàng nguy hiểm, gồm:
+ Các loại hóa chất nguy hiểm theo quy định của Bộ luật IBC được xếp xuống tàu nếu các yêu cầu tối thiểu tương ứng với mỗi loại hàng nêu tại Chương 17 của Bộ luật IBC được đáp ứng thỏa mãn.
+ Các loại khí hóa lỏng theo quy định của Bộ luật IGC được xếp xuống tàu nếu các yêu cầu tối thiểu tương ứng với mỗi loại hàng nêu tại Chương 19 của Bộ luật IGC được đáp ứng thỏa mãn.
+ Các loại hàng nguy hiểm dưới dạng rắn chở xô thuộc nhóm B của Bộ luật IMSBC được xếp xuống tàu nếu hầm hàng tuân thủ các yêu cầu áp dụng của bảng 19.2 Quy định 19 Chương II-2 của Công ước SOLAS và các điều kiện vận chuyển tương ứng theo quy định của Bộ luật IMSBC.
Theo đó, trên đây là những quy định của pháp luật về hàng nguy hiểm được xếp xuống tàu biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?