Loài cây trồng chính là gì? Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi nào?
Loài cây trồng chính là gì?
Loài cây trồng chính được giải thích tại khoản 7 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 là:
Loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ.
Như vậy, loài cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ.
Loài cây trồng chính là gì? (Hình từ Internet)
Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi nào?
Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi nào, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng
1. Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu.
...
Theo đó, giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sau khi:
- Được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng quy định tại Điều 15 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể:
Cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bao gồm:
a) Có tên giống cây trồng;
b) Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
c) Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
d) Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
đ) Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
2. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hằng năm có thời hạn là 10 năm, giống cây trồng lâu năm có thời hạn là 20 năm và được gia hạn.
3. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị mất hoặc hư hỏng;
b) Thay đổi, bổ sung thông tin liên quan đến Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
4. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được gia hạn khi đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khi tổ chức, cá nhân yêu cầu;
b) Có kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật này đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng.
5. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị đình chỉ hiệu lực khi giống cây trồng không duy trì được tính đồng nhất hoặc tính ổn định hoặc giá trị canh tác hoặc giá trị sử dụng như tại thời điểm cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng.
6. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đã bị đình chỉ hiệu lực được phục hồi khi tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng khắc phục được trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận hồ sơ đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng;
b) Không duy trì được tính khác biệt của giống cây trồng như tại thời điểm cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng;
c) Không khắc phục được trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về giống cây trồng mà còn tái phạm;
đ) Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải hủy bỏ.
8. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
- Hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 Luật Trồng trọt 2018, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu, cụ thể:
Cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
1. Điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng bao gồm:
a) Là giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa, giống cây trồng đã tồn tại lâu dài trong sản xuất, được địa phương đề nghị;
b) Có bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng;
c) Có mẫu lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Đối với Quyết định công nhận lưu hành đặc cách quy định tại khoản 1 Điều này, không áp dụng quy định tại các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 15 của Luật này.
3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng.
Danh mục loài cây trồng chính trong từng thời kỳ sẽ do ai ban hành, sửa đổi, bổ sung?
Danh mục loài cây trồng chính trong từng thời kỳ sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng
...
6. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?