Lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì bên cho vay là ai? Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này cần có kết quả khảo sát sự quan tâm của bên cho vay không?
- Trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì bên cho vay là ai?
- Bên cho vay trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có những quyền gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có bắt buộc phải có nội dung kết quả khảo sát sự quan tâm của bên cho vay không?
Lưu ý: Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau đây được gọi tắt là dự án PPP theo khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì bên cho vay là ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP vay vốn để thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Theo đó, trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư vay vốn để thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Bên cho vay là ai? (Hình từ Internet)
Bên cho vay trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Quyền của bên cho vay
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án PPP và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này.
3. Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.
Như vậy, bên cho vay trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có những quyền sau đây:
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có bắt buộc phải có nội dung kết quả khảo sát sự quan tâm của bên cho vay không?
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);
e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư phải có những nội dung trên.
Và nội dung của báo cáo này không bắt buộc phải có kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?