Liên tiếp 02 năm bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức không?
Khi nào công chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng khi công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
- Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.”.
Theo khoản 12 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì việc xếp loại công chức được quy định như sau:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
- Việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như sau:
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
Theo đó, trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản có 02 năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện thủ tục cho thôi việc đối với công chức này, mà không phải là áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Liên tiếp 02 năm bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức không?
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức?
Theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định như sau:
- Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với viên chức quản lý
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Cách chức.
+ Buộc thôi việc.
Khi nào viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc?
Theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
+ Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ không phải căn cứ để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức 2010, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và viên chức 2019, điểm b khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
+ Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
+ Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
+ Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Như vậy, trường hợp viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị sự nghiệp thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức này.
Do năm 2020 anh A là công chức, đến năm 2021 anh A là viên chức nên việc xếp loại chất lượng được thực hiện riêng từng năm, năm 2020 xếp loại chất lượng công chức và năm 2021 thực hiện xếp loại chất lượng viên chức.
Như vậy, trường hợp này anh A chỉ mới bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ 1 lần khi là viên chức nên không thuộc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Nếu đến thời điểm năm 2022, anh A vẫn là viên chức và bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì bị xem xét đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định chứ không phải là bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?