Lệnh bắt bị can để tạm giam phải ghi rõ những thông tin gì? Người thi hành lệnh có trách nhiệm gì khi bắt bị can để tạm giam?

Cho tôi hỏi lệnh bắt bị can để tạm giam phải ghi rõ những thông tin gì vậy? Người thi hành lệnh này có trách nhiệm gì khi bắt tạm giam bị can? Có cần phải giải thích lệnh bắt tạm giam này cho bị can không? - Anh Quốc Hùng (Lâm Đồng).

Lệnh bắt bị can để tạm giam phải ghi rõ những thông tin gì?

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam cụ thể như sau:

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Theo đó, lệnh bắt bị can để tạm giam phải ghi rõ những thông tin sau đây:

- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành lệnh bắt bị can để tạm giam;

- Căn cứ ban hành lệnh bắt bị can để tạm giam;

- Họ tên, địa chỉ của người bị bắt;

- Lý do bắt;

- Nội dung của lệnh bắt;

- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành lệnh bắt bị can để tạm giam và đóng dấu.

Đồng thời, cũng theo quy định nêu trên thì người thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam phải đọc lệnh; giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh cho người bị bắt.

Bắt tạm giam bị can

Bắt tạm giam bị can (Hình từ Internet)

Người bị tạm giam được gặp thân nhân bao nhiêu lần?

Theo Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:

Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bị can bị tạm giam thì sẽ được gặp thân nhân 01 lần trong một tháng. Nếu muốn tăng thêm số lần gặp thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Và lưu ý thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giam.

Khi bị tạm giam bị can sẽ có những quyền gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giam sẽ có các quyền sau đây:

- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

- Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

- Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

- Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

Bị can Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bị can
Tạm giam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những trường hợp nào người đang tạm giam sẽ được bảo lãnh?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp tạm giam đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ hay không?
Pháp luật
Biện pháp tạm giam có được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hay không? Bị can, bị cáo là người bị bệnh nặng thì có áp dụng biện pháp tạm giam không?
Pháp luật
Bị can và bị cáo là gì và phân biệt như thế nào? Người bào chữa muốn gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam thì cần xuất trình giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc bắt bị can để tạm giam mới nhất hiện nay? Có thể thực hiện bắt bị can để tạm giam vào ban đêm khi nào?
Pháp luật
Bị can có quyền sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội gỡ tội của mình không? Bị can phải có nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Bị can có quyền khiếu nại bản cáo trạng của Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hay không?
Pháp luật
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào? Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Pháp luật
Thế nào là bị can trong tố tụng hình sự? Khi nào được khởi tố bị can và cơ quan nào sẽ có thẩm quyền khởi tố bị can?
Pháp luật
Đang bị tạm giam nhưng trước đây đã từng có 4 tiền án thì giờ phải làm sao để được tại ngoại điều tra?
Pháp luật
Người bị tạm giam có được đem bia rượu vào buồng tạm giam không? Khi hủy bỏ bia rượu thủ trưởng cơ sở giam giữ có ra quyết định bằng văn bản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bị can
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
7,585 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bị can Tạm giam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bị can Xem toàn bộ văn bản về Tạm giam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào