Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được tổ chức vào ngày nào? Điều kiện tổ chức lễ tưởng niệm?
Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được tổ chức vào ngày nào?
Hiện nay, Nghị định 145/2013/NĐ-CP, Nghị định 111/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về thời gian tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11 hàng năm là “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” trên toàn cầu.
Hàng năm Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới tổ chức các hoạt động hưởng ứng nhằm tưởng nhớ những đồng bào không may qua đời vì tai nạn giao thông.
Với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”, đây cũng là dịp để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật trật tự an toàn giao thông như:
- Đã uống rượu, bia - không lái xe;
- Tuân thủ tốc độ - nhanh một giây, chậm cả đời;
- Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ;
- Không sử dụng điện thoại khi lái xe;
- Thắt dây an toàn khi đi ô tô;
- Không lạng lách, đánh võng, đua xe;
- Đi đúng phần đường, làn đường, giữ khoảng cách an toàn....
Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được tổ chức vào ngày nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện, quy mô tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được quy định thế nào?
Như đã phân tích ở trên, việc tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông không có quy định cụ thể.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, ngày hưởng ứng được hiểu là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
Vậy, có thể hiểu ngày tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông như là một ngày hưởng ứng.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện, quy mô tổ chức ngày hưởng ứng thì việc tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông cần đáp ứng các điều kiện, quy mô, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Do Việt Nam tham gia các Điều ước quốc tế hoặc những sự kiện được cộng đồng quốc tế kêu gọi tham gia;
- Chủ đề của ngày hưởng ứng có tính cần thiết, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.
(2) Kế hoạch tổ chức tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông phải thể hiện rõ quy mô, thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung chương trình.
(3) Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông:
- Tổ chức lễ tưởng niệm quy mô quốc gia do bộ quản lý ngành, lĩnh vực phê duyệt;
- Tổ chức lễ tưởng niệm quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Yêu cầu tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định thì việc tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng nguồn lực từ hoạt động xã hội hóa.
(2) Chương trình tổng thể, nội dung, hình thức của các thông điệp tuyên truyền phải bảo đảm phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
(3) Các sự kiện mít tinh, diễu hành, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của lễ tưởng niệm phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?