Lễ Thất tịch có phải là ngày lễ lớn? Nghỉ lễ Thất tịch có được tính lương theo quy định của pháp luật?
Lễ Thất tịch có phải là ngày lễ lớn không?
Thất tịch là 7 tháng 7 âm lịch hằng năm, gọi là "Tết Ngâu" hay "ngày ông Ngâu bà Ngâu", ngày này gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ. Đây được coi ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông và được các bạn trẻ đón nhận, tin rằng ăn chè đậu đỏ hoặc "cầu tình duyên" sẽ gặp được may mắn trong tình yêu.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ thất tịch có phải là ngày lễ lớn hay không thì theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, trong các ngày lễ lớn theo quy định của pháp luật không có ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Do đó, ngày lễ thất tịch không phải là ngày lễ lớn.
Lễ Thất tịch có phải là ngày lễ lớn? Nghỉ lễ Thất tịch có được tính lương theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Nghỉ lễ Thất tịch có được tính lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Theo quy định của pháp luật thì ngày lễ Thất tịch không phải là ngày lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Lưu ý:
- Vào ngày lễ Thất tịch, người lao động có thể được nghỉ hưởng nguyên lương nếu trùng với những ngày lễ tết mà người lao động được nghỉ hưởng lương theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, vào ngày lễ Thất tịch, người lao động muốn nghĩ thì có thể làm đơn xin nghỉ theo phép năm hoặc không hưởng lương.
Ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch bị ngộ độc thì người bán chè bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 20.000.000 đồng.
Và theo khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo các quy định trên, trong trường hợp người bán chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trong trường hợp người bán chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng cho cá nhân vi phạm, cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?