Lễ phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Khi nào thì cán bộ, công chức, viên chức mặc lễ phục?
Lễ phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về trang phục Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Trang phục Viện kiểm sát nhân dân
1. Trang phục thường dùng gồm: quần, áo xuân-hè; quần, áo thu-đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; bộ phù hiệu, bộ cấp hiệu, biển tên.
2. Lễ phục: quần áo lễ phục mùa hè; quần áo lễ phục mùa đông; áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông; bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục; cuống đeo huân chương (dùng vào dịp đại lễ), trong những ngày lễ, hội nghị và cuộc họp trang trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát.
Như vậy, lễ phục Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: quần áo lễ phục mùa hè; quần áo lễ phục mùa đông; áo sơ mi dài tay lễ phục mùa đông; bộ cành tùng đơn gắn trên ve áo lễ phục; cuống đeo huân chương (dùng vào dịp đại lễ), trong những ngày lễ, hội nghị và cuộc họp trang trọng của Đảng, Nhà nước và của ngành Kiểm sát.
Cũng theo quy định này thì trang phục thường dùng trong ngành Kiểm sát bao gồm: quần, áo xuân-hè; quần, áo thu-đông; áo khoác chống rét; áo sơ mi dài tay; cà vạt; thắt lưng; giày da; bít tất; dép quai hậu; áo mưa; bộ phù hiệu, bộ cấp hiệu, biển tên.
Lễ phục Viện kiểm sát nhân dân được quy định thế nào? Khi nào thì cán bộ, công chức, viên chức mặc lễ phục? (hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức mặc lễ phục Viện kiểm sát nhân dân trong các trường hợp nào?
Tại Điều 7 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về việc sử dụng lễ phục Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Sử dụng lễ phục Viện kiểm sát nhân dân
1. Cán bộ, công chức, viên chức mặc lễ phục Viện kiểm sát nhân dân trong các trường hợp sau:
a) Dự hội nghị tổng kết triển khai công tác năm và hội nghị vinh danh Kiểm sát viên tiêu biểu, Điều tra viên tiêu biểu của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự Đại hội Đảng; dự Đại hội các tổ chức chính trị, xã hội;
c) Dự buổi khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
d) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đón khách quốc tế việc mặc lễ phục do đồng chí trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị chủ trì quyết định;
e) Nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước tại buổi lễ đón nhận;
g) Được bổ nhiệm, thăng chức, vinh danh học hàm, học vị khoa học tại buổi lễ đón nhận;
h) Dự Đại hội thi đua toàn quốc, Đại hội thi đua toàn ngành Kiểm sát nhân dân và Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Kiểm sát nhân dân;
i) Dự lễ tang cấp Nhà nước;
k) Mặc lễ phục Kiểm sát nhân dân trong các trường hợp khác hoặc không theo mùa và không theo nhiệt độ ngoài trời do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.
...
Đối chiếu với quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức mặc lễ phục Viện kiểm sát nhân dân trong các trường hợp sau:
- Dự hội nghị tổng kết triển khai công tác năm và hội nghị vinh danh Kiểm sát viên tiêu biểu, Điều tra viên tiêu biểu của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Dự Đại hội Đảng; dự Đại hội các tổ chức chính trị, xã hội;
- Dự buổi khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
- Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đón khách quốc tế việc mặc lễ phục do đồng chí trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị chủ trì quyết định;
- Nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước tại buổi lễ đón nhận;
- Được bổ nhiệm, thăng chức, vinh danh học hàm, học vị khoa học tại buổi lễ đón nhận;
- Dự Đại hội thi đua toàn quốc, Đại hội thi đua toàn ngành Kiểm sát nhân dân và Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Kiểm sát nhân dân;
- Dự lễ tang cấp Nhà nước;
- Mặc lễ phục Kiểm sát nhân dân trong các trường hợp khác hoặc không theo mùa và không theo nhiệt độ ngoài trời do trưởng ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định.
Khi mặc lễ phục Viện kiểm sát nhân dân cần lưu ý những gì?
Cũng tại Điều 7 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định về việc sử dụng lễ phục Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Sử dụng lễ phục Viện kiểm sát nhân dân
...
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi mặc lễ phục Viện kiểm sát nhân dân đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước (nếu có) và được đeo ở ngực áo bên trái, theo thứ tự từ phải qua trái, hạng bậc cao bên trên, hạng bậc thấp bên dưới (đeo đầy đủ cuống, dải và thân huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước) khi dự lễ do Nhà nước tổ chức, dự Đại hội thi đua, hội nghị điển hình tiên tiến, gặp mặt truyền thống; đeo cuống huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước trong các trường hợp khác.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức khi mặc lễ phục Viện kiểm sát nhân dân đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước (nếu có) và được đeo ở ngực áo bên trái, theo thứ tự từ phải qua trái, hạng bậc cao bên trên, hạng bậc thấp bên dưới (đeo đầy đủ cuống, dải và thân huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước) khi dự lễ do Nhà nước tổ chức, dự Đại hội thi đua, hội nghị điển hình tiên tiến, gặp mặt truyền thống;
Đeo cuống huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước trong các trường hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?