Lễ hội Quan Thế Âm được gọi là gì? Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm? Lễ hội Quan Thế Âm có được nghỉ làm?

Lễ hội Quan Thế Âm được gọi là gì? Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm? Lễ hội Quan Thế Âm có được nghỉ làm? Công dân tham gia lễ hội Quan Thế Âm có quyền gì? Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?

Lễ hội Quan Thế Âm được gọi là gì? Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm? Lễ hội Quan Thế Âm có được nghỉ làm?

Lễ hội Quan Thế Âm được gọi là gì?

Lễ hội Quan Thế Âm hay còn gọi là ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát, là một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, diễn ra vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp để người Phật tử tưởng nhớ và tôn vinh Bồ Tát Quan Thế Âm, vị Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi vô hạn, luôn lắng nghe và cứu khổ chúng sinh.

Lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức thường niên tại khu nghỉ dưỡng Ngũ Hành Sơn thuộc quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng. Lễ hội có xuất xứ từ một lễ vía thuần túy tôn giáo của đồng bào theo đạo Phật. Đó là Lễ vía Đức Phật Quan Thế Âm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hằng năm.

Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm?

Lễ hội Quan thế Âm dự kiến được tổ chức vào 4 ngày từ 16 đến 19 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày 17, 18, 19 và 20-2 âm lịch).

Do đó, một số hoạt động được diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm bao gồm:

(1) Trong ngày 16 một số hoạt động được diễn ra như sau:

- Khai mạc lễ hội;

- Lễ khai kinh Thượng phan, Thượng kỳ, Thượng phướn và thả khinh khí cầu;

- Hội thi kéo co, trèo cây chuối đồng đội đoạt cờ;

- Triển lãm mỹ thuật tranh ảnh, thư pháp, thư họa và ra mắt đặc san Diệu Âm lễ hội Quán Thế Âm năm 2025;

- Triển lãm tài nguyên thông tin về Ngũ Hành Sơn và Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, thi hùng biện sách “Văn học với Phật giáo”;

- Trưng bày và biểu diễn chế tác nghệ thuật đá nghệ thuật mỹ nghệ Non Nước;

- Thi ảnh nghệ thuật với chủ đề “Quan Âm - mùa lễ hội” và trưng bày triển lãm tranh, tượng nghệ thuật;

- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật khác.

(2) Trong ngày 17-3 có các hoạt động:

- Hội cờ làng, hội thi đi cà kheo hỗn hợp;

- Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước;

- Lễ hội thả diều nghệ thuật;

- Tọa đàm “Ảnh hưởng của Phật giáo trong di sản tư liệu Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn”;

- Trình diễn trực họa, ký họa về lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn;

- Biểu diễn nghệ thuật dân gian, diễu hành xe hoa chào mừng lễ hội,

- Thuyết giảng chủ đề lễ hội;

- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật khác.

(3) Ngày 18-3 diễn ra lễ chính thức (lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm) gồm thực hiện các nghi lễ tôn giáo, lễ rước tôn thượng Quán Thế Âm Bồ tát, lễ hóa trang Long - Phụng Quán Thế Âm Bồ tát, dâng mâm hoa ngũ quả nghệ thuật... Bên cạnh đó, còn có hội đua thuyền truyền thống, không gian ẩm thực chay Việt, diễu hành xe hoa mừng lễ hội, chương trình nghệ thuật, hoa đăng Thiền hành...

(4) Chương trình lễ bế mạc diễn ra vào ngày 19-3 và có các hoạt động chạy bộ, đi bộ vì hòa bình năm 2025.

Lễ hội Quan Thế Âm người lao động có được nghỉ làm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, Lễ hội Quan Thế Âm không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.

Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, nếu Lễ hội Quan Thế Âm rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.

Trường hợp Lễ hội Quan Thế Âm không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.

Lễ hội Quan Thế Âm được gọi là gì? Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm? Lễ hội Quan Thế Âm có được nghỉ làm?

Lễ hội Quan Thế Âm được gọi là gì? Những hoạt động diễn ra trong lễ hội Quan Thế Âm? Lễ hội Quan Thế Âm có được nghỉ làm? (Hình từ Internet)

Công dân tham gia lễ hội Quan Thế Âm có quyền gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo đó, pháp luật hiện nay có quy định đối với người tham gia lễ hội Quan Thế Âm sẽ có các quyền sau

- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:

Theo đó, hiện nay những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo bao gồm:

(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Lễ hội Quan Thế Âm
Tổ chức lễ hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tết Khmer 2025 vào ngày nào? Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 vào ngày nào? Ý nghĩa Tết Chôl Chnăm Thmây? Tết dân tộc Khmer 2025 ngày nào?
Pháp luật
Lễ hội Chùa Thầy vào ngày nào? Ý nghĩa của lễ hội Chùa Thầy? Bao giờ hội Chùa thầy? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Festival Nhiếp ảnh trẻ 2025 diễn ra vào thời gian nào? Chi tiết giải thưởng Festival Nhiếp ảnh trẻ 2025?
Pháp luật
Festival Biển Nha Trang 2025 ngày nào? Festival Biển Nha Trang tổ chức vào tháng mấy? Festival biển Nha Trang mấy năm 1 lần?
Pháp luật
Lễ hội Ẩm thực Pháp 2025 ngày nào? Lịch lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France 2025? Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2025?
Pháp luật
Thông điệp lễ hội Bánh Mì lần thứ 3? Các hoạt động tại lễ hội Bánh mì lần thứ 3? Nguyên tắc tổ chức lễ hội Bánh Mì?
Pháp luật
Lễ hội Dinh Sơn Trung là gì, ở đâu? Lễ Đức Cố Quản ngày mấy? Đức Cố Quản Trần Văn Thành là ai? Lễ Đức Cố Quản có phải ngày lễ lớn?
Pháp luật
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là gì? Thời gian tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn? Nguyên tắc tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm?
Pháp luật
Lễ hội Tháp Bà Ponagar là gì? Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra ở đâu? Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra ngày nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội?
Pháp luật
Lễ hội Dinh Cô Long Hải là gì? Lễ hội Dinh Cô ngày mấy? Ý nghĩa lễ hội Dinh Cô? Nguyên tắc tổ chức Lễ hội Dinh Cô Long Hải?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội Quan Thế Âm
123 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào