Lễ hội Hoa Lư tổ chức ngày nào? Lễ hội Hoa Lư tổ chức ở đâu? Giới thiệu về Lễ hội Hoa Lư? Lễ hội Hoa Lư là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Lễ hội Hoa Lư tổ chức ngày nào? Lễ hội Hoa Lư tổ chức ở đâu? Giới thiệu về Lễ hội Hoa Lư?
Lễ hội Hoa Lư năm 2025 diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 06/4/2025 đến ngày 08/4/2025 (tức ngày 09 đến ngày 11 tháng 3 năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư - xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư.
- Phần Lễ trang trọng linh thiêng với các nghi thức truyền thống như: Lễ mở cửa đền, Lễ hội hoa đăng, Lễ rước nước, Lễ mộc dục, Lễ dâng hương, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Tế cửu khúc, Tế lễ cổ truyền, Lễ cầu quốc thái dân an và Lễ hội hoa đăng, Lễ tạ.
- Phần Hội sôi nổi, vui tươi với các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian, hoạt động trưng bày, các hội thi, toạ đàm… tại không gian Lễ hội, quảng bá du lịch Ninh Bình.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Lễ hội Hoa Lư không thuộc các ngày lễ lớn của nước ta.
Lễ hội Hoa Lư tổ chức ngày nào? Lễ hội Hoa Lư tổ chức ở đâu? Giới thiệu về Lễ hội Hoa Lư? (Hình từ Internet)
Lễ hội Hoa Lư là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đúng không?
Tại Phần I Đề án “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2024 - 2027” ban hành kèm Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2024 có quy định:
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã ban hành và thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang sở hữu 3 di sản được UNESCO ghi danh, gồm Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt và Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng. Trong tổng số 393 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, đã có 07 di sản được ghi danh trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là: Lễ hội Hoa Lư, Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, Nghệ thuật Hát Xẩm, Lễ hội làng Bình Hải, Mo Mường ở Ninh Bình, Nghề thêu ren Ninh Hải, nghề Cói Kim Sơn và 03 di sản đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, lễ hội đền Thánh Nguyễn và Nghệ thuật Chèo.
Như vậy, Lễ hội Hoa Lư là di sản được ghi danh trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Quy định về đăng ký tổ chức lễ hội?
Việc đăng ký tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
(2) Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
(3) Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?