Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ? Chọi trâu Đồ Sơn ở đâu? Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia?
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ? Chọi trâu Đồ Sơn ở đâu? Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia?
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có cách đây gần 1.000 năm, vào khoảng đời Vua Lý Thánh Tông. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, Lễ hội chọi trâu truyền thống quận Đồ Sơn được khôi phục từ năm 1990.
Theo truyền thống, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch với phần Lễ được tổ chức từ ngày mùng 1/8 đến hết ngày 16/8 âm lịch và phần Hội được tổ chức vào ngày mùng 9/8 âm lịch.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ? Chọi trâu Đồ Sơn ở đâu? Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ đạo của Thành phố về việc khắc phục thiệt hại sau bão số 3 (bão Yagi). Để đảm bảo các điều kiện tốt nhất phục vụ cho Lễ hội chọi trâu quận được tổ chức an toàn, thành công; Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn thông báo thay đổi về thời gian tổ chức phần Hội của Lễ hội chọi trâu truyền thống quận Đồ Sơn năm 2024.
Xem chi tiết: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 vào ngày nào? Lịch chọi trâu Đồ Sơn 2024?
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định 5079/QĐ-BVHTTDL năm 2012 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Stt | Tên di sản văn hóa phi vật thể | Loại hình | Địa điểm |
... | ... | ... | ... |
9 | Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ | Nghệ thuật trình diễn dân gian | Tỉnh Hà Tĩnh Tỉnh Nghệ An |
10 | Võ cổ truyền Bình Định | Nghệ thuật trình diễn dân gian | Tỉnh Bình Định |
11 | Múa rối nước | Nghệ thuật trình diễn dân gian | Tỉnh Hải Dương |
12 | Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc | Lễ hội truyền thống | Tp. Hà Nội |
13 | Lễ hội Yên Thế | Lễ hội truyền thống | Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang |
14 | Lễ hội Thổ Hà | Lễ hội truyền thống | Xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang |
15 | Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn | Lễ hội truyền thống | Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang |
16 | Lễ hội Côn Sơn | Lễ hội truyền thống | Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương |
17 | Lễ hội Kiếp Bạc | Lễ hội truyền thống | Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương |
18 | Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn | Lễ hội truyền thống | Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng |
... | ... | ... | ... |
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội chọi trâu Đồ Sơn?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
- Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
+ Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
+ Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
+ Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
+ Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
+ Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có các quyền và trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Có mấy hình thức lễ hội hiện nay?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì lễ hội bao gồm 04 hình thức như sau:
- Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
- Lễ hội văn hóa là hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, thể thao tiêu biểu, đặc sắc; tiềm năng du lịch về đất nước, con người Việt Nam.
- Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề.
- Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài là những hoạt động giới thiệu văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại diện người sở hữu trái phiếu là ai? Đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm gì theo quy định?
- Cơ quan thuế phải trả tiền lãi 0,03%/ngày khi chậm ban hành quyết định hoàn thuế trong trường hợp nào?
- Bước đầu tiên khi lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính là gì? Thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã?
- Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không?
- Deal lương là gì? Mẫu email deal lương chuyên nghiệp, thuyết phục, hiệu quả dành cho người lao động?