Lễ 30/4 và 1/5 đi thăm di tích cách mạng ở đâu? Di tích cách mạng có phải là tài nguyên du lịch hay không?
Lễ 30/4 và 1/5 đi thăm di tích cách mạng ở đâu? Di tích cách mạng có phải là tài nguyên du lịch hay không?
(1) Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,
(2) Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
(3) Di tích Dinh Thống Nhất
Như đã kể trên là một số địa điểm hấp dẫn tiêu biểu mà người dân có thể đến đến trong dịp lễ này.
Dĩ nhiên sẽ còn rất nhiều địa điểm khác là di tích cách mạng trên khắp mọi miền của tổ quốc mà mọi người dân có thể đến trong dịp vui của cả nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:
4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Bên cạnh đó, tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 về các loại tài nguyên du lịch như sau:
Các loại tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
2. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Theo đó, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.
Bên cạnh đó, thì trong tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Như vậy, có thể hiểu rằng di tích cách mạng là một trong các loại của tài nguyên du lịch văn hóa.
Lễ 30/4 và 1/5 đi thăm di tích cách mạng ở đâu? Di tích cách mạng có phải là tài nguyên du lịch hay không? (Hình từ Internet)
Trước khi được công nhận là tài nguyên du lịch thì phải được điều tra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về những nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch như sau:
Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch
1. Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
3. Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
4. Giá trị của tài nguyên du lịch.
Như vậy, trước khi được công nhận là tài nguyên du lịch thì phải được cơ quan có thẩm quyền điều tra cơ bản về những nội dung như:
- Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
- Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
- Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
- Giá trị của tài nguyên du lịch.
Thời hạn điều tra tài nguyên du lịch do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về điều tra tài nguyên du lịch như sau:
Điều tra tài nguyên du lịch
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
2. Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, thời gian thực hiện điều tra sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Một số mẫu đơn có liên quan đến Du lịch mời quý đọc giả tham khảo thêm:
(1) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch
(2) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;
(3) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;
(4) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(5) Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(6) Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(7) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
(8) Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;
(9) Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;
(10) Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(11) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(12) Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(13) Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;
(14) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?