Lấy ngày 9/12 hằng năm làm Ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng kể từ khi nào? Những hành vi nào được coi là hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp?
Lấy ngày 9/12 hằng năm làm Ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng kể từ khi nào?
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định thì tham nhũng được xem là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) được khởi xướng kể từ khi Liên Hiệp Quốc thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng vào ngày 31 Tháng 10 năm 2003 và từ đó chọn ngày 09 tháng 12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống tham nhũng.
Đây là sự kiện thường niên do Liên hợp quốc tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ của họ.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2009.
Lấy ngày 9/12 hằng năm làm Ngày Quốc tế phòng chống tham nhũng kể từ khi nào? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào được coi là hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước?
Các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Các hành vi tham nhũng
...
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
...
Như vậy, theo quy định, những hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
(1) Tham ô tài sản;
(2) Nhận hối lộ;
(3) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp mình vì vụ lợi.
Người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước theo quy định này là người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước có trách nhiệm gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;
c) Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng;
d) Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;
b) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
Như vậy, theo quy định, trong công tác phòng, chống tham nhũng, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có trách nhiệm:
(1) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
Kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp;
(2) Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?