Lấy ngày 10/9 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam đúng không? Việc tổ chức như thế nào?
Lấy ngày 10/9 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam đúng không?
Theo Điều 1 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010 quy định về "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam".
Theo đó, lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam".
Việc tổ chức Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam hàng năm phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Theo Điều 2 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010 quy định về "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Việc tổ chức "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" hàng năm phải đảm bảo các yêu cầu:
1. Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh phô trương, hình thức;
2. Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức của cán bộ, công chức ngành Hải quan;
Theo đó, việc tổ chức Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam hàng năm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh phô trương, hình thức;
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức của cán bộ, công chức ngành Hải quan.
Lấy ngày 10/9 hàng năm là Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam đúng không? Việc tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam được thực hiện ra sao?
Theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam được thực hiện như sau:
(1) Năm tròn:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Lưu ý: Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?