Lao động kỹ thuật nước ngoài cần cung cấp giấy tờ chứng minh gì khi làm việc tại Việt Nam? Thời hạn của giấy phép lao động?
Lao động kỹ thuật nước ngoài cần cung cấp giấy tờ chứng minh gì khi làm việc tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
...
6. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
...
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 4 Điều 9 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
....
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:
a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này bao gồm 3 loại giấy tờ sau:
Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
b) Giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này bao gồm 2 loại giấy tờ sau:
Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
...
Theo đó, lao động kỹ thuật nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam cần cung cấp 02 loại giấy tờ chứng minh lao động kỹ thuật sau:
- Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
Lao động kỹ thuật nước ngoài cần cung cấp giấy tờ chứng minh gì khi làm việc tại Việt Nam? Thời hạn của giấy phép lao động? (Hình từ Internet)
Lao động kỹ thuật nước ngoài có thời gian làm việc tại Việt Nam bao lâu thì không cần xin giấy phép lao động?
Căn cứ khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
…
7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, lao động kỹ thuật nước ngoài có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì không cần xin giấy phép lao động.
Thời hạn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thời hạn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
(1) Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
(2) Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
(3) Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
(4) Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
(5) Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
(6) Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
(7) Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
(8) Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
(9) Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?