Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc thường xuyên theo cách thức nào? Hồ sơ, đề án trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc bao gồm những tài liệu gì?
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc thường xuyên theo cách thức nào?
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc thường xuyên theo cách thức được quy định tại Điều 20 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-UBDT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 17/08/2023) như sau:
- Lãnh đạo Ủy ban xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở phiếu trình, tờ trình do Văn phòng Ủy ban chủ trì thống nhất với các đơn vị thực hiện.
- Lãnh đạo Ủy ban có thể tổ chức họp (hoặc ủy quyền cho một thủ trưởng đơn vị chủ trì họp), làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được.
- Trường hợp cần thiết và tùy tính chất công việc, Lãnh đạo Ủy ban chỉ đạo trực tiếp hoặc xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có phiếu trình. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm hoàn tất thủ tục để ban hành văn bản và lưu hồ sơ theo quy định; nếu phát hiện có vấn đề chưa phù hợp, vướng mắc thì có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Ủy ban trực tiếp xử lý công việc để xin ý kiến.
Trước đây, tại Điều 20 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 559/QĐ-UBDT năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 17/08/2023) quy định như sau:
Cách thức giải quyết công việc thường xuyên của Lãnh đạo Ủy ban
1. Lãnh đạo Ủy ban xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở “Phiếu trình” theo mẫu kèm theo Quy chế này.
2. Lãnh đạo Ủy ban có thể tổ chức họp (hoặc ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp), làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được.
3. Trường hợp cần thiết và tùy tính chất công việc, Lãnh đạo Ủy ban chỉ đạo trực tiếp hoặc xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm hoàn tất thủ tục để ban hành văn bản và lưu hồ sơ theo quy định; nếu phát hiện có vấn đề chưa phù hợp, vướng mắc thì có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Ủy ban trực tiếp xử lý công việc để xin ý kiến.
Theo đó, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc giải quyết công việc thường xuyên theo cách thức sau:
- Lãnh đạo Ủy ban xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở “Phiếu trình” theo mẫu kèm theo Quy chế này.
- Lãnh đạo Ủy ban có thể tổ chức họp (hoặc ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp), làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được.
- Trường hợp cần thiết và tùy tính chất công việc, Lãnh đạo Ủy ban chỉ đạo trực tiếp hoặc xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà không nhất thiết phải có Phiếu trình. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm hoàn tất thủ tục để ban hành văn bản và lưu hồ sơ theo quy định; nếu phát hiện có vấn đề chưa phù hợp, vướng mắc thì có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Ủy ban trực tiếp xử lý công việc để xin ý kiến.
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Văn bản trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc để đề nghị giải quyết công việc phải có nội dung như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 21 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 559/QĐ-UBDT năm 2017 quy định như sau:
Văn bản, hồ sơ trình Lãnh đạo Ủy ban giải quyết công việc
1. Văn bản trình Lãnh đạo Ủy ban để đề nghị giải quyết công việc phải có nội dung rõ ràng và đúng thẩm quyền. Nếu là văn bản đề nghị giải quyết công việc của đơn vị thuộc Ủy ban phải do Thủ trưởng đơn vị ký trình (cấp phó chỉ được ký thay trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị đi vắng và được ủy quyền); Văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, ban ngành, tổ chức phải được ký và đóng dấu (nếu có) đúng thẩm quyền; đối với những đề xuất của địa phương có liên quan đến kinh phí, cơ chế, chính sách thực hiện phải có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
Theo đó, văn bản trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc để đề nghị giải quyết công việc phải có nội dung rõ ràng và đúng thẩm quyền.
Nếu là văn bản đề nghị giải quyết công việc của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải do Thủ trưởng đơn vị ký trình (cấp phó chỉ được ký thay trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị đi vắng và được ủy quyền);
Văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, ban ngành, tổ chức phải được ký và đóng dấu (nếu có) đúng thẩm quyền; đối với những đề xuất của địa phương có liên quan đến kinh phí, cơ chế, chính sách thực hiện phải có ý kiến bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hồ sơ, đề án trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc bao gồm những tài liệu gì?
Hồ sơ, đề án trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 2 Điều 21 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-UBDT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 17/08/2023) như sau:
- Đối với các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Đối với những công việc liên quan đến nhiều đơn vị thì chủ trì tiến hành lấy ý kiến của các đơn vị khác trước khi trình Lãnh đạo Ủy ban. Các đơn vị được lấy ý kiến phải có trách nhiệm góp ý theo đúng yêu cầu.
- Đối với các đề án, văn bản trình Lãnh đạo Ủy ban gồm: văn bản trình giải quyết công việc; dự thảo văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch (sau đây gọi chung là văn bản, đề án); ý kiến bằng văn bản của đơn vị thẩm định đề án theo quy định của pháp luật và của Ủy ban; báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có); dự thảo văn bản cuối cùng, kể cả dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo (nếu cần có văn bản hướng dẫn); đối với những nội dung công việc đã phân công cho Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách, khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phải có ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách; các tài liệu cần thiết khác có liên quan.
- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trình Lãnh đạo Ủy ban thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Trước đây, tại khoản 2 Điều 21 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 559/QĐ-UBDT năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 17/08/2023) quy định như sau:
Văn bản, hồ sơ trình Lãnh đạo Ủy ban giải quyết công việc
...
2. Hồ sơ trình văn bản, đề án
a) Đối với các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;
b) Đối với những công việc liên quan đến nhiều đơn vị thì chủ trì tiến hành lấy ý kiến của các Vụ, đơn vị khác trước khi trình Lãnh đạo Ủy ban. Các đơn vị được lấy ý kiến phải có trách nhiệm góp ý theo đúng yêu cầu;
c) Đối với các đề án, văn bản trình Lãnh đạo Ủy ban, gồm:
- Văn bản trình giải quyết công việc;
- Dự thảo văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch (sau đây gọi chung là văn bản, đề án);
- Ý kiến bằng văn bản của đơn vị thẩm định đề án theo quy định của pháp luật và của Ủy ban;
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có);
- Dự thảo văn bản cuối cùng, kể cả dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo (nếu cần có văn bản hướng dẫn);
- Đối với những nội dung công việc đã phân công cho Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách, khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phải có ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách;
- Các tài liệu cần thiết khác có liên quan;
d) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo Ủy ban thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan.
....
Như vậy, hồ sơ, đề án trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc bao gồm:
- Đối với các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ;
- Đối với những công việc liên quan đến nhiều đơn vị thì chủ trì tiến hành lấy ý kiến của các Vụ, đơn vị khác trước khi trình Lãnh đạo Ủy ban. Các đơn vị được lấy ý kiến phải có trách nhiệm góp ý theo đúng yêu cầu;
- Đối với các đề án, văn bản trình Lãnh đạo Ủy Dân tộc ban, gồm:
+ Văn bản trình giải quyết công việc;
+ Dự thảo văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch (sau đây gọi chung là văn bản, đề án);
+ Ý kiến bằng văn bản của đơn vị thẩm định đề án theo quy định của pháp luật và của Ủy ban;
+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có);
+ Dự thảo văn bản cuối cùng, kể cả dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo (nếu cần có văn bản hướng dẫn);
+ Đối với những nội dung công việc đã phân công cho Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách, khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phải có ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách;
+ Các tài liệu cần thiết khác có liên quan;
- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo Ủy ban thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ trực Tết của bảo vệ công ty 2025 như thế nào? Nhân viên bảo vệ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ Tết không?
- Phân tích bài thơ Tết đang vào nhà lớp 1 ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay là gì?
- Link đăng ký https thinangluc vnuhcm edu vn kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG như thế nào?
- Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?
- Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?