Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ có tối đa bao nhiêu Phó Trưởng ban? Do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ có tối đa bao nhiêu Phó Trưởng ban?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo Ban
1. Ban Tôn giáo Chính phủ có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
3. Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Ban; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Theo quy định nêu trên thì Ban Tôn giáo Chính phủ có không quá 03 Phó Trưởng ban.
Các Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Lãnh đạo Ban
1. Ban Tôn giáo Chính phủ có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Trưởng ban theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ.
Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ có tối đa bao nhiêu Phó Trưởng ban? Do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm? (Hình từ Internet)
Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Theo Điều 2 Quyết định 32/2018/QĐ-TTg quy định Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh và dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Chiến lược, kế hoạch dài hạn, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về công tác tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.
6. Tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh. Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ chấp thuận: thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh và việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo ở nước ngoài; cho giải thể hoặc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cho giải thể hoặc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân cấp, ủy quyền.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?