Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?
- Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?
- Thời gian nào dùng để tính trợ cấp một lần khi làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
- Đối tượng nào được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) mức lương tháng hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Theo đó, để được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu, khi địa bàn không còn là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì phải có thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên.
Trợ cấp một lần khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (Hình từ Internet)
Thời gian nào dùng để tính trợ cấp một lần khi làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn dùng để tính trợ cấp một lần chính là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
Lưu ý: Nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì sẽ được cộng dồn.
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Theo Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì những đối tượng sau đây sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
(2) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP;
(3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(4) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
(5) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
(6) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?