Làm thế nào để trở thành cử tri? Cử tri có quyền tham dự các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội không?

Cho tôi hỏi làm thế nào để trở thành cử tri? Vài tháng nửa là diễn ra bỏ phiếu tôi rất háo hức vui mừng và mong muốn được gặp đại biểu Quốc hội. Như vậy, tôi phải làm như thế nào để trở thành cử tri? Mong được giải đáp.

Làm thế nào để trở thành cử tri?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định cử tri như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...]
4. Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật này.
[...]"

Theo Điều 5 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân như sau:

"Điều 5. Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này."

Như vậy, cử tri được hiểu là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

Do đó, bạn không cần phải làm gì mới được trở thành cử tri.

Cử tri

Cử tri (Hình từ Internet)

Cử tri có quyền tham dự các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội không?

Căn cứ Điều 3 Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về quyền và trách nhiệm của cử tri như sau:

"Điều 3. Quyền và trách nhiệm của cử tri
Cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri có quyền dự các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri để nêu ý kiến, kiến nghị về các vấn đề mà cử tri quan tâm; có thể trực tiếp hoặc thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương yêu cầu đại biểu Quốc hội báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu và chương trình hành động mà đại biểu đã hứa trước cử tri và góp ý kiến với đại biểu Quốc hội.
Cử tri có trách nhiệm thực hiện các quy định về tiếp xúc cử tri; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cuộc tiếp xúc cử tri."

Theo đó, cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri có quyền dự các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri để nêu ý kiến, kiến nghị về các vấn đề mà cử tri quan tâm.

Cử tri có trách nhiệm thực hiện các quy định về tiếp xúc cử tri; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cuộc tiếp xúc cử tri.

Thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri có bao gồm đại biểu Quốc hội không?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN quy định thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri, cụ thể như sau:

"Điều 6. Thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri
1. Đại biểu Quốc hội.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân, trong trường hợp đại biểu Quốc hội phối hợp với đại biểu Hội đồng nhân dân cùng tiếp xúc cử tri.
3. Cử tri làm việc, học tập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; cử tri ở thôn, buôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố.
4. Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương có trách nhiệm tham dự để tiếp thu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
5. Đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức cuộc tiếp xúc cử tri và các cơ quan, tổ chức, đơn vị phục vụ cuộc tiếp xúc cử tri."

Theo đó, thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri bao gồm đại biểu Quốc hội và những người và cơ quan nêu trên.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri có trách nhiệm như thế nào?

Theo Điều 7 Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN quy định như sau:

"Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri
Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức, phục vụ cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội."

Theo đó, các văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức, phục vụ cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Cử tri
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đánh người gây thương tích và bị kết án tù nhưng được hưởng án treo thì có được đi bầu cử, ghi tên vào danh sách cử tri hay không?
Pháp luật
Làm thế nào để trở thành cử tri? Cử tri có quyền tham dự các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội không?
Pháp luật
Trường hợp cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt thì có được nhờ người thân viết hộ để thực hiện lấy ý kiến cử tri hay không?
Pháp luật
Việc thông tin, tuyên truyền về việc lấy ý kiến cử tri chỉ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng thôi đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cử tri
1,583 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cử tri
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào