Làm nhân viên ngân hàng và kế toán trưởng tại hai nơi khác nhau thì tham gia bảo hiểm xã hội theo bên nào?
Nhân viên ngân hàng đồng thời làm kế toán trưởng tại doanh nghiệp khác không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Kế toán 2015 có nêu:
"Điều 52. Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định."
Căn cứ quy định trên thì chỉ có quy định hạn chế đối với một số trường hợp làm trong cùng một đơn vị. Còn việc cá nhân làm ở ngân hàng, đồng thời làm kế toán trưởng tại một doanh nghiệp khác là chuyện bình thường, pháp luật hiện hành về kế toán không cấm vấn đề này.
Miễn sao tại doanh nghiệp thứ 2 đó, cá nhân đó đáp ứng điều kiện làm kế toán trưởng là được.
Nhân viên ngân hàng đồng thời làm kế toán trưởng tại doanh nghiệp khác không?
Làm kế toán trưởng phải đảm bảo được tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Kế toán 2015 có nêu:
"Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán."
Theo đó, khi làm kế toán trưởng cần phải lưu ý đảm bảo phải có các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định trên.
Làm nhân viên ngân hàng và kế toán trưởng tại hai nơi khác nhau thì tham gia bảo hiểm xã hội theo bên nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
"Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
..."
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 cũng có nêu:
"Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
...
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp."
Theo đó, căn cứ theo các quy định trên, trường hợp giao kết hợp đồng tại nhiều nơi thì chỉ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, BHTNLĐ, bảo hiểm nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.
Ở công ty không tham gia bảo hiểm thì công ty phải trả vào lương cho người lao động một khoản tương ứng với khoản tham gia bảo hiểm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?