Làm hộ chiếu cần những gì? Làm hộ chiếu phổ thông trong nước quy định ra sao? Làm hộ chiếu phổ thông trong nước thì đến cơ quan nào?
Làm hộ chiếu cần những gì? Làm hộ chiếu phổ thông trong nước quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Như vậy, làm hộ chiếu phổ thông trong nước cần mang theo những giấy tờ sau:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;
- 02 ảnh chân dung cỡ 4x6 có nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;
- Các giấy tờ liên quan khác:
+ Đối với người chưa đủ 14 tuổi: Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;
+ Người đã được cấp hộ chiếu: Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất; Nếu hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền;
+ Trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất: Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
- Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi: Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp.
Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Tải về mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông mới nhất 2023: Tại Đây
Làm hộ chiếu phổ thông trong nước thì đến cơ quan nào?
Muốn làm hộ chiếu thì phải đến cơ quan nào để làm?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
...
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Như vậy, anh có thể tham khảo những cơ quan cấp hộ chiếu được quy định như trên nha anh.
Làm hộ chiếu thì có phải tốn tiền hay không?
Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) được quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC như sau:
Cấp mới hộ chiếu: 200.000 đồng/lần cấp
Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất: 400.000 đồng/lần cấp
Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 100.000 đồng/lần cấp
Ngoài ra, có các trường hợp được miễn, hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu như sau:
- Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC, các trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu bao gồm:
+ Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;
+ Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu;
+ Những trường hợp vì lý do nhân đạo.
- Trường hợp được hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu:
Người đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu thì được hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu (căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 25/2021/TT-BTC).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?
- Điều kiện thiết bị y tế của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện là gì?