Làm giả giấy tờ để lừa tiền Bảo hiểm xã hội bị xử phạt thế nào?
Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về Bảo hiểm xã hội nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
"2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất."
Như vậy, Bảo hiểm xã hội có 02 loại hình là Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tham gia bảo hiểm xã hội có quyền lợi nào?
Toàn bộ quyền lợi của người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
- Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
- Đang hưởng lương hưu;
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
- Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
- Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Làm giả giấy tờ để lừa tiền Bảo hiểm xã hội bị xử phạt thế nào?
Làm giả giấy tờ để lừa tiền Bảo hiểm xã hội bị xử phạt thế nào?
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn đã làm giả hồ sơ giấy tờ, sai lệch thông tin về năm sinh nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội. Tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội mà cơ quan chức năng có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng."
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này như sau:
"Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.”
Như vậy, về xử phạt hành chính trong trường hợp của bạn thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bạn buộc phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. Bên cạnh đó, trong trường hợp chiếm đoạt tiền Bảo hiểm xã hội bạn còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lừa tiền Bảo hiểm xã hội có đi tù không?
Căn cứ vào Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên do bạn của bạn đã chiếm đoạt 80 triệu đồng nên mức phạt bạn của bạn sẽ là bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?
- Điều kiện thiết bị y tế của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện là gì?