Kỹ sư chính bên nhận thầu EPC phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được ký hồ sơ có đúng không?
Kỹ sư chính bên nhận thầu EPC phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được ký hồ sơ có đúng không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình quy định như sau:
"Điều 4. Công tác chuẩn bị và ký kết hợp đồng EPC
...
4. Ký kết hợp đồng EPC
a) Hợp đồng EPC chỉ được ký kết khi đáp ứng được các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại Điều 4 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
b) Yêu cầu đối với bên nhận thầu EPC
Bên nhận thầu thực hiện hợp đồng EPC phải có đủ năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, cụ thể:
- Có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung công việc gói thầu. Trường hợp bên nhận thầu liên danh thì phải có thỏa thuận liên danh, trong đó phải có một nhà thầu đại diện liên danh, đóng vai trò là nhà thầu đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm chung và phải có cam kết thực hiện công việc theo phân giao trách nhiệm giữa các nhà thầu, từng nhà thầu trong liên danh phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với công việc được phân giao;
- Có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc theo hợp đồng EPC như: có kinh nghiệm về thiết kế; có khả năng, kinh nghiệm làm nhà thầu xây dựng các dự án, gói thầu với yêu cầu kỹ thuật và quy mô tương đương; trong cơ cấu tổ chức của bên nhận thầu có các đơn vị đầu mối về tư vấn thiết kế, gia công chế tạo, cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây dựng;
- Có khả năng đáp ứng được các yêu cầu tài chính của dự án, gói thầu và chứng minh được khả năng huy động để thực hiện hợp đồng EPC.
c) Việc thương thảo và ký kết hợp đồng EPC được căn cứ vào các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt hoặc văn bản chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền;
d) Thời gian tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng phải phù hợp với tiến độ chung và bảo đảm hiệu quả thực hiện dự án."
Như vậy theo quy định này thì chưa thấy đề cập đến chứng chỉ hành nghề đối với bên nhận thầu. Tuy nhiên còn phải chiếu theo quy định của pháp luật về xây dựng mới có thể kết luận chính xác vấn đề này.
Tải về mẫu hợp đồng EPC mới nhất 2023: Tại Đây
Kỹ sư chính bên nhận thầu EPC phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được ký hồ sơ có đúng không? (Hình từ internet)
Năng lực hoạt động, năng lực hành nghề của bên nhận thầu EPC được quy định thế nào theo pháp luật xây dựng?
Theo đó, kỹ sư chính bên nhận thầu EPC nếu đảm nhận các chức danh quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì phải có chứng chỉ hành nghề, cụ thể được quy định như sau:
"Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
...
3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III"
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I đối với kỹ sư bên nhận thầu EPC là gì?
Về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 66. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Như vậy muốn được cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1 thì bạn cần có chuyên môn phù hợp đạt trình độ đại học và có kinh nghiệp thực tế trong nghề từ 07 năm trở lên.
Về trình độ chuyên môn phù hợp có thể tham khảo tại Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?