Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ tiến hành xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú?

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú? Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam giáo viên có được nghỉ không? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được quy định thế nào?

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú?

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thì ngày 20 11 được lấy làm Ngày Nhà giáo Việt Nam kể từ năm 1982.

Theo đó, năm 2024 là kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2024/NĐ-CP như sau:

Thời gian xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng
1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
2. Các bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” thuộc thẩm quyền quản lý sau khi được Chủ tịch nước phong tặng.

Theo quy định trên thì danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

Đồng thời, căn cứ Điều 1 Quyết định 951/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú" lần thứ 16 - năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định:

Thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 16 - năm 2023 (sau đây viết tắt là Hội đồng), để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” lần thứ 16 - năm 2023.

Như vậy, theo quy định trên thì việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 đã được tổ chức vào năm 2023.

Do đó, năm 2024 kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam không xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú?

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được quy định thế nào?

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú được quy định cụ thể tại Điều 64 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:

(1) Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.

(2) Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại mục (1) đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

(3) Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại mục (1) đạt các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Lưu ý: Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam giáo viên có được nghỉ không?

Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam giáo viên có được nghỉ không, căn cứ Thông tư 26-TT-1982 có quy định như sau:

3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.

Theo quy định trên có nêu: trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Như vậy, kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11, các trường học có thể căn cứ vào kế hoạch giảng dạy để sắp xếp cho giáo viên được nghỉ vào ngày này.

Ngày nhà giáo Việt Nam
Nhà giáo nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lời chúc 20 11 bằng thơ 8 câu hay và ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam? Có bắt buộc phải thưởng cho giáo viên nhân ngày 20 11?
Pháp luật
Một số câu đố vui để làm báo tường 20 11 về thầy cô, mái trường có đáp án? Nhiệm vụ thực hiện ngày 20 11 của cán bộ quản lý giáo dục?
Pháp luật
Tổng hợp 10 lời chúc 20 11 ngắn gọn ý nghĩa dành cho cô giáo chủ nhiệm? Giáo viên có được thưởng ngày 20 11 không?
Pháp luật
Mức tiền thưởng 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho giáo viên? 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam được lấy từ năm nào?
Pháp luật
Mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 đơn giản, ý nghĩa? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 có phải là ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Bài phát biểu Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 của học sinh hay và ý nghĩa? Mẫu Bài phát biểu Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 của học sinh thế nào?
Pháp luật
Tổ chức 20 11 cho học sinh các cấp? Một số hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 cho học sinh?
Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức sự kiện 20 11 ý nghĩa? Tổ chức chương trình ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Ý tưởng tổ chức 20 11 cho thầy cô ý nghĩa? Kế hoạch tổ chức 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Bài văn tả ngày 20 11 ngắn gọn cho học sinh tiểu học? Viết đoạn văn kể về ngày 20 11 ý nghĩa nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày nhà giáo Việt Nam
181 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày nhà giáo Việt Nam Nhà giáo nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày nhà giáo Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào