Ký kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trình tự nào? Hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng phải có những nội dung gì?
- Bên mua bảo hiểm công trình xây dựng là những đối tượng nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm công trình xây dựng được quy định như thế nào?
- Ký kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trình tự nào?
- Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải có những nội dung gì?
Bên mua bảo hiểm công trình xây dựng là những đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 50/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/10/2022) có giải thích về bên mua bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường; bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba).
...
Theo đó, có thể hiểu bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau:
- Chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng).
- Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
- Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường; bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba).
Trước đây, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/10/2022) quy định về khái niệm bên mua bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
2. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).
...
Ký kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Trước đây, tại Điều 9 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/10/2022) quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm như sau:
(1) Quyền của bên mua bảo hiểm
- Lựa chọn mua bảo hiểm tại bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào đủ điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 119/2015/NĐ-CP.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cung cấp các thông tin, tài liệu (nếu có) liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm, khai báo và trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các thông tin cần thiết, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật; thực hiện các kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp bảo hiểm và nhà thầu tư vấn.
- Thực hiện mọi biện pháp an toàn cần thiết, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn lao động.
- Chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm đối với khoản tiền mà người được bảo hiểm đã nhận bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư này và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Ký kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trình tự nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm như sau:
Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định sau:
- Điền đầy đủ thông tin vào Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu quy định như sau:
+ Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường: Mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu liên quan nêu trong Giấy yêu cầu bảo hiểm (nếu có) theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bước 2: Căn cứ Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm xem xét, đánh giá rủi ro trước khi quyết định nhận bảo hiểm.
Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm phải được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng), Phụ lục 5 (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng), Phụ lục 6 (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường) ban hành kèm theo Thông tư này.
Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng phải có những nội dung gì?
Theo Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm, cụ thể như sau:
Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Đối tượng bảo hiểm;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Thời hạn bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các quy định giải quyết tranh chấp;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Ngoài những nội dung quy định nêu trên thì hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?