Kỳ họp Quốc hội được khai mạc vào ngày nào? Có thể thay đổi ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội được không?
Kỳ họp Quốc hội được khai mạc vào ngày nào? Có thể thay đổi ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội được không?
Khai mạc kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Theo quy định nêu trên thì Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
- Kỳ họp giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5;
- Kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10.
Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp.
Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Trước đây, việc khai mạc kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 3 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp.
3. Trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi Chủ tịch Quốc hội bế mạc kỳ họp, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
- Kỳ họp giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5;
- Kỳ họp cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10.
- Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp là ngày làm việc kế tiếp.
- Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
- Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Bên cạnh đó, trước khi khai mạc kỳ họp, Quốc hội họp trù bị để xem xét, thông qua chương trình kỳ họp và tiến hành một số nội dung khác.
Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp trù bị. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước điều hành phiên họp trù bị.
Kỳ họp Quốc hội (Hình từ Internet)
Ai là người chủ trì kỳ họp Quốc hội?
Chủ trì kỳ họp Quốc hội được quy định tại Điều 2 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là người chủ trì kỳ họp Quốc hội.
Trước đây, người chủ trì kỳ họp Quốc hội được căn cứ vào Điều 4 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 của Luật tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020), bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đại biểu Quốc hội có được vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội không?
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 2 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (Có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) như sau:
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
2. Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
a) Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;
b) Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;
c) Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội, vắng mặt tại phiên họp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được ghi vào biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
4. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi theo yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội, trang thiết bị được trang cấp theo quy định.
Theo quy định Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trường hợp không thể tham dự kỳ họp Quốc hội,phiên họp theo chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
- Báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội nếu vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở xuống trong cả kỳ họp Quốc hội;
- Báo cáo bằng văn bản, có nêu rõ lý do đến Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định nếu không thể tham dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt tổng số trên 02 ngày làm việc trong cả kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp vắng mặt vì lý do sức khỏe hoặc lý do bất khả kháng thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội;
- Trường hợp vắng mặt để thực hiện nhiệm vụ của kỳ họp Quốc hội theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội thì đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo đến Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội, vắng mặt tại phiên họp theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này được ghi vào biên bản phiên họp, biên bản kỳ họp Quốc hội.
Trước đây, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được căn cứ vào Điều 5 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 (Hết hiệu lực từ ngày 15/03/2023) của Quốc hội như sau:
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Trường hợp không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo cho Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội. Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt từ 03 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì gửi văn bản và nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định. Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào Biên bản kỳ họp Quốc hội; danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.
2. Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tài liệu của kỳ họp Quốc hội theo quy định của pháp luật; trả lại tài liệu cần thu hồi khi được yêu cầu; sử dụng, bảo quản huy hiệu đại biểu Quốc hội, thẻ đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
- Trường hợp không thể tham dự phiên họp, đại biểu Quốc hội báo cáo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để thông báo cho Tổng thư ký Quốc hội tổng hợp báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội hoặc vắng mặt từ 03 ngày làm việc liên tục trở lên tại mỗi kỳ họp thì gửi văn bản và nêu rõ lý do đến Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định.
- Danh sách đại biểu Quốc hội không thể dự kỳ họp Quốc hội được ghi vào Biên bản kỳ họp Quốc hội; danh sách đại biểu Quốc hội vắng mặt phiên họp được ghi vào Biên bản phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?