KOLs quảng cáo không đúng về công dụng sản phẩm quảng cáo có thể bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
KOLs là người trực tiếp thực hiện quảng cáo thì có phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình không?
KOLs là cụm từ viết tắt của Key Opinions Leaders, nghĩa là những người có sự ảnh hưởng đến mọi người trên các nền tảng mạng xã hội.
Hiện nay những KOLs thường được mời tham gia vào các chiến dịch của thương hiệu nhằm mang đến những giá trị lan tỏa dành cho khách hàng. Việc lựa chọn KOLs để quảng cáo sản phẩm đươc lựa chọn dựa trên các tiều chí như: Độ phủ, sự liên quan đến thương hiệu và khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng.
Trường hợp KOLs trực tiếp thực hiện quảng cáo thì sẽ phải tuân thủ nghĩa vụ được quy định tại Điều 12 Luật Quảng cáo 2012 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo
...
2. Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu KOLs là người trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình, đông thời phải liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
KOLs là người trực tiếp thực hiện quảng cáo thì có phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình không? (Hình từ Internet)
KOLs quảng cáo không đúng về công dụng sản phẩm quảng cáo có thể bị phạt hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Theo khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Theo đó, hành vi quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm quảng cáo là hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo và sẽ chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, đối với hành vi quảng cáo không đúng về công dụng sản phẩm thì KOLs có thể bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi.
Ngoài ra, khi quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, KOLs còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
(1) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
(2) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi do luật định.
(4) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào bị cấm quảng cáo?
Theo Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?