Kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
- Kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
- Nội dung chi cho hoạt động rà soát độc lập các quy định về thủ tục hành chính bao gồm những gì?
- Việc sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được quy định như thế nào?
Kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định được lấy từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 167/2012/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do ngân sách Trung ương bảo đảm.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm.
3. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được lấy từ những nguồn sau đây:
(1) Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do ngân sách Trung ương bảo đảm.
(2) Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm.
(3) Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý.
Kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định được lấy từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Nội dung chi cho hoạt động rà soát độc lập các quy định về thủ tục hành chính bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 167/2012/TT-BTC quy định về nội dung chi như sau:
Nội dung chi
...
2. Chi lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chi lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp (chỉ thanh toán đối với các trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo lấy ý kiến cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính phải lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, của chuyên gia).
3. Chi cho các hoạt động rà soát độc lập các quy định về thủ tục hành chính: Lập biểu mẫu rà soát, điền biểu mẫu rà soát; chi xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, công tác tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên phạm vi toàn quốc; chi xây dựng báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về thủ tục hành chính theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực.
4. Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính, các phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính.
...
Như vậy, theo quy định thì nội dung chi cho các hoạt động rà soát độc lập các quy định về thủ tục hành chính bao gồm:
(1) Lập biểu mẫu rà soát, điền biểu mẫu rà soát;
(2) Chi xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, công tác tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên phạm vi toàn quốc;
(3) Chi xây dựng báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về thủ tục hành chính theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực.
Việc sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 167/2012/TT-BTC quy định vê lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí như sau:
Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí
Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành, Thông tư này hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
...
2. Phân bổ và giao dự toán: Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán kinh phí cho các đơn vị trực thuộc sau khi có ý kiến thẩm tra của cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Sử dụng và quyết toán kinh phí:
a) Kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính được sử dụng và quyết toán theo quy định hiện hành;
b) Kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
c) Cuối năm quyết toán kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính, tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Như vậy, việc sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được quy định như sau:
(1) Kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính được sử dụng và quyết toán theo quy định hiện hành;
(2) Kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành;
(3) Cuối năm quyết toán kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính, tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?