Kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế gồm những khoản nào? Lập dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế như thế nào?

Tôi có thắc mắc là kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế gồm những khoản nào? Những cơ quan, đơn vị nào phải lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế? Lập dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế như thế nào? Câu hỏi của chị T.M ở Đồng Nai.

Kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế gồm những khoản nào?

Kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế gồm những khoản theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Kinh phí bồi thường
1. Kinh phí bồi thường theo quy định tại Điều 60 Luật TNBTCNN bao gồm:
a) Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;
b) Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
2. Khoản chi bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được bảo đảm trong kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế.
...

Tại Điều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định:

Kinh phí bồi thường
1. Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm:
a) Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;
b) Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.
2. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
3. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.
4. Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm cấp phát kịp thời và đầy đủ kinh phí bồi thường.

Theo quy định trên, kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế theo quy định tại Điều 60 nêu trên bao gồm:

- Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;

- Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.

Khoản chi bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế được bảo đảm trong kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế.

bồi thường

Kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế (Hình từ Internet)

Những cơ quan, đơn vị nào phải lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế?

Những cơ quan, đơn vị phải lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Kinh phí bồi thường
...
3. Văn phòng (Tổng cục Thuế), Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định.
Trường hợp Cục Thuế doanh nghiệp lớn là cơ quan giải quyết bồi thường, Văn phòng (Tổng cục Thuế) thực hiện tổng hợp, lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường theo hồ sơ đề nghị của Cục Thuế doanh nghiệp lớn. Cục Thuế doanh nghiệp lớn thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo hướng dẫn tại Điều 20 Quy chế này.

Theo đó, Văn phòng (Tổng cục Thuế), Cục Thuế, Chi cục Thuế thực hiện lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường theo quy định.

Trường hợp Cục Thuế doanh nghiệp lớn là cơ quan giải quyết bồi thường, Văn phòng (Tổng cục Thuế) thực hiện tổng hợp, lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí bồi thường theo hồ sơ đề nghị của Cục Thuế doanh nghiệp lớn.

Cục Thuế doanh nghiệp lớn thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo hướng dẫn tại Điều 20 Quy chế này.

Việc lập dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế thực hiện như thế nào?

Việc lập dự toán kinh phí bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế thực hiện theo quy định tại Điều 18 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 như sau:

Lập dự toán kinh phí bồi thường
1. Dự toán kinh phí bồi thường phải đảm bảo chi cho các nội dung gồm: chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại, tiền chi trả cho người bị thiệt hại.
2. Hàng năm, cơ quan Thuế phải có kế hoạch, dự kiến để lập dự toán kinh phí bồi thường, đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, Thông tư số 76/2016/TT-BTC ngày 30/5/2016 của Bộ Tài chính quy định việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 59/2021/TT-BTC), Quyết định số 1818/QĐ-TCT ngày 28/9/2016 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế giai đoạn 2016-2020 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có); hướng dẫn xây dựng dự toán của Tổng cục Thuế (Vụ Tài vụ - Quản trị).
3. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường của cơ quan Thuế giải quyết bồi thường, Tổng cục Thuế (Vụ Tài vụ - Quản trị) thực hiện giao kinh phí bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 62 Luật TNBTCNN.
Bồi thường nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bồi thường Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cây xanh ngã đổ gây thiệt hại có thuộc trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc cơ quan nào? Cục Bồi thường nhà nước có những chức năng gì?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí theo quy chế nào?
Pháp luật
Cục Bồi thường nhà nước có tài khoản riêng không? Biên chế công chức của Cục Bồi thường nhà nước do ai quyết định?
Pháp luật
Ai là người phải gửi hồ sơ đề nghị cấp phát kinh phí bồi thường Nhà nước đến cơ quan tài chính có thẩm quyền?
Pháp luật
Khi thực hiện bồi thường Nhà nước, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí nào?
Pháp luật
Thời hạn tạm đình chỉ yêu cầu giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại là bao lâu?
Pháp luật
Người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước sẽ thực hiện tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại nào?
Pháp luật
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động tố tụng dân sự bao gồm những văn bản nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường nhà nước
656 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào