Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được vận chuyển thi hài, hài cốt không?
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì?
Kinh doanh vận tải đường sắt (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 3 Luật Đường sắt 2017 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
....
21. Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi.
22. Kinh doanh đường sắt đô thị là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn từ đầu tư đến vận chuyển hành khách trong đô thị nhằm mục đích sinh lợi.
....
Theo đó kinh doanh vận tải đường sắt là việc vận chuyển người hoặc hàng hóa bằng phương tiện giao thông đường sắt để thu lợi nhuận thì sẽ được gọi là kinh doanh vận tải đường sắt.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được vận chuyển thi hài, hài cốt không?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Đường sắt 2017 quy định về việc vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia như sau:
Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia
1. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp tải.
2. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được vận chuyển thi hài, hài cốt với điều kiện phải có người áp tải và đảm bảo vệ sinh, phòng dịch theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra việc doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tự ý vận chuyển thi hài, hài cốt trái phép sẽ bị xử lý hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định;
b) Vận chuyển động vật sống không đúng quy định;
c) Không thực hiện việc niêm yết, công bố, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết không đúng quy định về: Giờ tàu, giá vận tải hành khách, giá vận tải hành lý, giá vận tải hàng hóa, các loại chi phí khác, kế hoạch bán vé, danh mục hàng hóa cấm vận chuyển bằng tàu khách, các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách;
d) Không thực hiện việc thông báo số chỗ còn lại cho hành khách đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử theo quy định.
...
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.
Theo đó doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt thì buộc phải đưa thi hài, hài cốt, xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý theo quy định.
Người thuê vận tải kê khai sai về hàng hóa gây thiệt hai thì có bị buộc bồi thường hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 61 Luật Đường sắt 2017 quy định về Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải
…
2. Người thuê vận tải có các nghĩa vụ sau đây:
a) Kê khai hàng hóa trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó;
b) Trả tiền vận tải đúng thời hạn, hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện việc đóng gói hàng hóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
d) Giao hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm;
đ) Cung cấp giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết khác về hàng hóa;
e) Bồi thường thiệt hại do việc kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Theo đó người thuê vận tải có trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trong trường hợp kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?