Kinh doanh dịch vụ logistics không cần sử dụng Internet có được hay không?
Thương nhân là gì trong kinh doanh dịch vụ logistics?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 về thương nhân như sau:
“1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.”
Như vậy bạn thấy rằng thương nhân là ba gồm một tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp hoặc một cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh vì vậy thương nhân trong ngành logistics cũng phải hoạt động độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh trong ngành logistics.
Kinh doanh dịch vụ logistics
Hợp tác xã có được kinh doanh dịch vụ logistics hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 như sau:
“1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Bên cạnh đó cũng căn cứ thêm, khoản 21, Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau:
“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh .”
Như vậy, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Theo đó, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Tóm lại, hợp tác xã vẫn có thể tham gia kinh doanh trong ngành dịch vụ logistics nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Kinh doanh dịch vụ logistics không cần Internet có được không?
Căn cứ vào khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực logistics như sau:
“1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.”
Như vậy, bạn cũng thấy rằng một thương nhân khi tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Cho nên việc bạn không sử dụng Internet mà muốn kinh doanh dịch vụ logistics là điều không thể.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần làm gì?
Căn cứ Điều 235 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.”
Như vậy, trên đây là toàn bộ quyền và nghĩa vụ gửi đến bạn tham khảo để chuẩn bị trước khi kinh doanh dịch vụ logistics.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?