Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Việc xử lý kết quả kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào?
- Nội dung báo cáo năm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm những gì?
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo như sau:
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo
1. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
b) Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo quy định trên, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo như sau:
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo
...
2. Yêu cầu kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo:
a) Việc kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, kế hoạch rõ ràng, đồng thời với việc chấn chỉnh công tác báo cáo tại nơi kiểm tra;
b) Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo phải đồng thời với kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm rõ kết quả đạt được, các mặt yếu kém cần khắc phục;
c) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
...
Theo đó, việc kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, kế hoạch rõ ràng, đồng thời với việc chấn chỉnh công tác báo cáo tại nơi kiểm tra;
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo phải đồng thời với kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm rõ kết quả đạt được, các mặt yếu kém cần khắc phục;
Đồng thời, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
Việc xử lý kết quả kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo như sau:
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo
...
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai kết quả xử lý theo quy định;
b) Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm và công khai kết quả xử lý theo quy định.
Theo quy định trên, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai kết quả xử lý theo quy định;
Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm và công khai kết quả xử lý theo quy định.
Nội dung báo cáo năm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 84/2014/NĐ-CP quy định về nội dung báo cáo như sau:
Nội dung báo cáo
1. Nội dung báo cáo năm bao gồm:
a) Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
b) Tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi, lĩnh vực được giao quản lý theo các lĩnh vực quy định trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí đặt ra trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Xác định phương hướng, nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm tiếp theo;
d) Đề xuất, kiến nghị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Nội dung báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo
Theo đó, báo cáo năm kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm những nội dung được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?