Kiểm tra viên thuế là công chức có chức trách và nhiệm vụ như thế nào? Có bắt buộc phải sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số hay không?
Kiểm tra viên thuế là công chức có chức trách và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về chức trách và nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế như sau:
(1) Về chức trách của kiểm tra viên thuế: Kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.
(2) Nhiệm vụ của kiểm tra viên thuế:
- Tham gia xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu; xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
+ Theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;
+ Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
+ Nắm rõ tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;
+ Phân tích đánh giá tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp thời các khoản nợ thuế;
+ Đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình quản lý của ngành và địa phương;
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn ở ngạch dưới;
- Quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.
Kiểm tra viên thuế là công chức có chức trách và nhiệm vụ như thế nào? Có bắt buộc phải sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số hay không? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên thuế có bắt buộc phải sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm tra viên thuế như sau:
Kiểm tra viên thuế (mã số 06.038)
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến phần công việc được giao;
b) Nắm được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và ngành Thuế, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;
c) Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu; sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác;
d) Nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
đ) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm thì kiểm tra viên thuế phải sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số.
Kiểm tra viên thuế được áp dụng hệ số lương công chức loại nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
...
b) Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
c) Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
...
Như vậy, theo quy định, kiểm tra viên thuế mã số 06.038 được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?