Kiểm tra viên của Đảng có nghĩa vụ kê khai phải kê khai những loại tài sản, thu nhập nào theo quy định?
Kiểm tra viên của Đảng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm không?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về người có nghĩa vụ kê khai hằng năm như sau:
Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1. Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
a) Chấp hành viên;
b) Điều tra viên;
c) Kế toán viên;
d) Kiểm lâm viên;
đ) Kiểm sát viên;
e) Kiểm soát viên ngân hàng;
g) Kiểm soát viên thị trường;
h) Kiểm toán viên;
i) Kiểm tra viên của Đảng;
k) Kiểm tra viên hải quan;
l) Kiểm tra viên thuế;
m) Thanh tra viên;
n) Thẩm phán.
2. Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Kiểm tra viên của Đảng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm.
Kiểm tra viên của Đảng có nghĩa vụ kê khai phải kê khai những loại tài sản, thu nhập nào?
Theo khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tài sản, thu nhập phải kê khai như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Như vậy, Kiểm tra viên của Đảng có nghĩa vụ kê khai phải kê khai những loại tài sản, thu nhập sau đây:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về yêu cầu khi thực hiện kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
2. Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
TẢI VỀ mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm mới nhất 2023
Kiểm tra viên của Đảng có nghĩa vụ kê khai phải kê khai những loại tài sản, thu nhập nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên của Đảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của ngạch kiểm tra Đảng thế nào?
Kiểm tra viên của Đảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của ngạch kiểm tra Đảng được quy định tại Mục I Phần A Quy định ban hành kèm theo Quyết định 505-QĐ/UBKTTW năm 2022, cụ thể như sau:
- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm những điều đảng viên không được làm; tuân thủ các quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008.
- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động, sáng tạo, tận tụy công tác, yêu ngành, yêu nghề, liêm khiết, trung thực, giữ gìn đoàn kết, thống nhất, không cơ hội; gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị và cơ sở.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng, tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
- Có phương pháp làm việc khoa học, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; có bản lĩnh vững vàng, thận trọng, công minh, khách quan trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ cái đúng.
- Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công, có kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật. Có chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát.
- Có sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm bổ nhiệm ngạch kiểm tra Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?