Kiểm tra hoạt động thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là nhiệm vụ của ai theo quy định pháp luật?
Kiểm tra hoạt động thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là nhiệm vụ của ai?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm điều kiện thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành mình theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
- Ban hành kế hoạch và chỉ đạo việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
- Công khai danh mục và tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ trên Cổng dịch vụ công của bộ, cơ quan.
- Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ, định kỳ kiểm tra, rà soát, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa cấp bộ, bảo đảm hoạt động tin cậy, liên tục, an toàn, kịp thời khắc phục sự cố của hệ thống khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo tổ chức đánh giá chất lượng đối với phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do mình cung cấp và do địa phương cung cấp thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành.
- Ban hành kế hoạch truyền thông về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để thu hút tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đảm bảo hiệu quả.
- Có hình thức khen thưởng và xử lý phù hợp đối với tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện Nghị định này theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Do đó nhiệm vụ kiểm tra hoạt động thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là nhiệm vụ chung của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Kiểm tra hoạt động thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
Trong hoạt động thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì?
Theo Điều Điều 27 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trên Cổng dịch vụ công cấp tỉnh phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
- Tổ chức đánh giá chất lượng đối với phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do địa phương cung cấp.
- Ban hành kế hoạch và chỉ đạo việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
- Công khai danh mục và tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trên Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.
- Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ, định kỳ kiểm tra, rà soát, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh, bảo đảm hoạt động tin cậy, liên tục, an toàn, kịp thời khắc phục sự cố của hệ thống khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Ban hành kế hoạch truyền thông về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để thu hút tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đảm bảo hiệu quả.
- Có hình thức khen thưởng và xử lý phù hợp đối với tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện Nghị định này theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ gì trong thủ tục hành chính trên môi trường điện tử?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ văn phòng Chính phủ như sau:
Ngoài thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 2 Điều 22, khoản 3 Điều 24 Nghị định này, thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Quy định chi tiết tiêu chí đánh giá chất lượng đối với phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương cung cấp.
- Hướng dẫn các thông tin, dữ liệu cần tích hợp, chia sẻ, đồng bộ để phục vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Đánh giá mức độ hiệu quả, thuận tiện của việc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương cung cấp và tích hợp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin Cổng dịch vụ công quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?