Kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Có xử phạt doanh nghiệp kiểm toán bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền hay không?
- Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định?
Kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 48 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
b) Ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính được kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề;
b) Ký báo cáo kiểm toán quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán.
...
Theo đó, kiểm toán viên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 nếu ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định.
Kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ internet)
Có xử phạt doanh nghiệp kiểm toán bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền hay không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 48 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
b) Phát hành báo cáo kiểm toán mà ngày ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính;
c) Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định;
d) Giải trình không đầy đủ, đúng thời gian quy định về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, của đại diện chủ sở hữu đơn vị được kiểm toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không giải trình về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, của đại diện chủ sở hữu đơn vị được kiểm toán.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bố trí người ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề;
b) Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán quá 3 năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hanh nghề kiểm toán trong thời gian từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với kiểm toán viên thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (nếu thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đang là kiểm toán viên hành nghề);
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này từ lần thứ hai trở đi.
Theo đó, doanh nghiệp kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi bố trí kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền.
Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 69 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 41/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính tối đa đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Đây là mức phạt áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).
Như vậy, chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền phạt tiền đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định (mức phạt cao nhất áp dụng đối với kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định 10.000.000 đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?