Kiểm toán viên cao cấp là ai? Kiểm toán viên cao cấp bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hay không?
Kiểm toán viên cao cấp là ai?
Kiểm toán viên cao cấp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 6 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định Kiểm toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán viên cao cấp thực hiện xây dựng chiến lược phát triển ngành, đề án, kế hoạch kiểm toán hàng năm; chủ trì hướng dẫn các cuộc kiểm toán có độ phức tạp cao, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực.
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ được giao.
Kiểm toán viên cao cấp (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên cao cấp phải đáp ứng yêu cầu gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Kiểm toán viên cao cấp được quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Kiểm toán viên cao cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
- Nắm vững và có khả năng xây dựng, chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán;
- Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động kiểm toán; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế;
- Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh về lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trước đây, Kiểm toán viên cao cấp phải đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ được quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên cao cấp
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Kiểm toán viên cao cấp phải có các tiêu chuẩn chung về phẩm chất quy định tại Điều 3 của quy định này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
b) Nắm vững và có khả năng xây dựng, chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán;
c) Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động kiểm toán; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
d) Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
...
Theo đó, Kiểm toán viên cao cấp phải đáp ứng yêu cầu sau đây về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- Kiểm toán viên cao cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về phẩm chất công chức theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV), cụ thể:
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
- Kiểm toán viên cao cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, cụ thể:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
4. Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
- Nắm vững và có khả năng xây dựng, chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán;
- Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động kiểm toán; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Kiểm toán viên cao cấp bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hay không?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Kiểm toán viên cao cấp được quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Ngạch Kiểm toán viên cao cấp
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
d) Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên cao cấp.
...
Theo quy định trên thì Kiểm toán viên cao cấp không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị mà có thể có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Trước đây, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với Kiểm toán viên cao cấp được quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên cao cấp
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
d) Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên cao cấp.
...
Căn cứ trên quy định Kiểm toán viên cao cấp phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
Như vậy, Kiểm toán viên cao cấp không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?