Kiểm soát viên SCIC có được kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác không? Kiểm soát viên SCIC có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Kiểm soát viên SCIC có được kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp.
2. Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
3. Không phải là người lao động của SCIC.
4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của SCIC;
b) Thành viên Hội đồng thành viên SCIC;
c) Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của SCIC;
d) Kiểm soát viên khác của SCIC.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
7. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Kiểm soát viên SCIC không được kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác.
Kiểm soát viên SCIC có được kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên SCIC có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Kiểm soát viên SCIC có được bổ nhiệm lại không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Ban Kiểm soát SCIC có 03 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại SCIC không quá 02 nhiệm kỳ. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá hoạt động của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại SCIC trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát.
3. Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại SCIC, các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng thành viên.
5. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
6. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
7. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo Bộ Tài chính.
Theo đó, Kiểm soát viên SCIC được bổ nhiệm có nhiệm kỳ 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại SCIC không quá 02 nhiệm kỳ.
Kiểm soát viên SCIC có quyền yêu cầu ai báo cáo về thực trạng về kết quả kinh doanh của công ty liên kết?
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát
...
2. Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên
...
e) Yêu cầu Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng về kết quả kinh doanh của công ty con, công ty liên kết khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
g) Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ này hoặc các quy chế quản trị nội bộ của SCIC phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan;
h) Đề nghị Bộ Tài chính thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao;
i) Được sử dụng con dấu của SCIC cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên; SCIC phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật;
k) Được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức và các hội thảo, đào tạo liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm soát viên do SCIC tổ chức;
l) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, Kiểm soát viên SCIC yêu cầu Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng về kết quả kinh doanh của công ty con, công ty liên kết khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?