Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 phải có thời gian giữ chức vụ bao lâu để được xét thăng hạng lên viên chức hạng 2?
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 phải có thời gian giữ chức vụ bao lâu để được xét thăng hạng lên viên chức hạng 2?
Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) quy định như sau:
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10
...
4. Viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III lên chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc); trường hợp có thời gian tương đương với chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III thì phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng.
Theo đó, viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 lên chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 thì phải có thời gian giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 3 ít nhất 01 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thăng hạng.
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 (Hình từ Internet)
Có yêu cầu trình độ tin học đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 hay không?
Trước đây, có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT là một trong những yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 như sau:
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường;
b) Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn.
...
Như vậy, quy định hiện hành không yêu cầu trình độ tin học đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2.
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định như sau:
Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì việc lập kế hoạch thu thập tài liệu, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát số liệu khí tượng, thủy văn, hải dương, môi trường, định vị sét (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn) theo chức trách được giao;
b) Chủ trì thẩm tra việc chỉnh biên số liệu, các hồ sơ văn bản về chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; đánh giá kết quả phân tích, tính toán, lập biểu và thuyết minh chỉnh biên; đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
d) Chủ trì đề xuất và tham gia chỉ đạo công tác kiểm tra kỹ thuật mạng lưới trạm và các thiết bị quan trắc; đánh giá tình hình hoạt động, kết quả quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn;
đ) Chủ trì việc tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về công tác chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn theo chức trách được giao; tư vấn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
e) Tham gia các đề tài nghiên cứu; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;
g) Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn từ hạng tương đương trở xuống; tập huấn sử dụng các phần mềm chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn.
Theo đó, kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng 2 thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì việc lập kế hoạch thu thập tài liệu, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát số liệu khí tượng, thủy văn, hải dương, môi trường, định vị sét (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn) theo chức trách được giao;
- Chủ trì thẩm tra việc chỉnh biên số liệu, các hồ sơ văn bản về chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; đánh giá kết quả phân tích, tính toán, lập biểu và thuyết minh chỉnh biên; đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
- Chủ trì đề xuất và tham gia chỉ đạo công tác kiểm tra kỹ thuật mạng lưới trạm và các thiết bị quan trắc; đánh giá tình hình hoạt động, kết quả quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn;
- Chủ trì việc tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về công tác chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn theo chức trách được giao; tư vấn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;
- Tham gia các đề tài nghiên cứu; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;
- Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn từ hạng tương đương trở xuống; tập huấn sử dụng các phần mềm chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?