Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay là bao nhiêu?
Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc công chức loại mấy?
Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) quy định về các ngạch công chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) như sau:
Theo quy định nêu trên thì ngạch kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc công chức loại A3.1.
Mức lương của kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa (công chức loại A3.1) sẽ được tính dựa vào căn cứ tại Bảng 2 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng thì mức lương của kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa (công chức loại A3.1) như sau:
Hệ số lương | Công chức loại A3.1 | Mức lương từ ngày 01/7/2019 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 6.20 | 9.238.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 9.774.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 10.310.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 10.847.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 11.383.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 11.920.000 |
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành, cụ thể:
Hệ số lương | Công chức loại A3.1 | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 6.20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc công chức loại mấy? Mức lương hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2009/TT-BNV quy định về kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách và các phương án, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn được phân công hoặc trong phạm vi toàn quốc để chỉ đạo thực hiện;
b) Chủ trì, chỉ đạo việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử lý vi phạm pháp luật và đề xuất hình thức xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với những vụ việc có mức độ phức tạp;
c) Chủ trì, chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chủ trì việc tổng kết, xây dựng báo cáo, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách, các quy định liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
đ) Chủ trì, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm định của ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đề xuất các biện pháp điều chỉnh đối với hệ thống quản lý, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; biên soạn tài liệu, giáo trình để đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm trong ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
...
Theo quy định kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách và các phương án, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn được phân công hoặc trong phạm vi toàn quốc để chỉ đạo thực hiện;
- Chủ trì, chỉ đạo việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử lý vi phạm pháp luật và đề xuất hình thức xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với những vụ việc có mức độ phức tạp;
- Chủ trì, chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chủ trì việc tổng kết, xây dựng báo cáo, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách, các quy định liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Chủ trì, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm định của ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đề xuất các biện pháp điều chỉnh đối với hệ thống quản lý, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; biên soạn tài liệu, giáo trình để đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm trong ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?