Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai bổ nhiệm? Kiểm soát viên có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được bổ nhiệm nhằm mục đích gì?
Theo khoản 1 Điều 15 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên là cá nhân do Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm để giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc.
...
Theo đó, kiểm soát viên là cá nhân do Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm để giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu; kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong việc tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc.
Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai bổ nhiệm? Kiểm soát viên có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 Điều 15 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Kiểm soát viên
...
2. Kiểm soát viên có tối đa 03 thành viên, nhiệm kỳ không quá 03 năm. Kiểm soát viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên.
...
Theo đó, Kiểm soát viên có tối đa 03 thành viên, nhiệm kỳ không quá 03 năm. Kiểm soát viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên.
Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 17 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013 như sau:
Nghĩa vụ của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước.
3. Trung thành với lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Không sử dụng thông tin, bí quyết của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về tình hình, kết quả hoạt động, vấn đề tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
5. Chủ động báo cáo và kiến nghị kịp thời tới Ngân hàng Nhà nước về những hoạt động bất thường, trái với pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Theo đó, Kiểm soát viên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có những nghĩa vụ như sau:
- Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước.
- Trung thành với lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Không sử dụng thông tin, bí quyết của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về tình hình, kết quả hoạt động, vấn đề tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Chủ động báo cáo và kiến nghị kịp thời tới Ngân hàng Nhà nước về những hoạt động bất thường, trái với pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1395/QĐ-TTg năm 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?