Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là gì? Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy gồm những hoạt động nào?
Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.
Như vậy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.
Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là gì? (Hình từ Internet)
Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy gồm những hoạt động nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
1. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
a) Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
b) Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
c) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
2. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
- Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
- Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
- Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
Lập hồ sơ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Lập hồ sơ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này có trách nhiệm lập hồ sơ và báo cáo theo quy định của Chính phủ.
Và căn cứ theo Điều 32 Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Lập hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống ma túy phải lập hồ sơ theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành, trong đó phải đảm bảo bao gồm các nội dung sau:
a) Cơ quan, tổ chức có hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất phải lưu trữ số liệu theo dõi số lượng, chất lượng, thời hạn sử dụng, quy trình sản xuất; số liệu về xuất, nhập, tồn kho; phiếu xuất, nhập kho;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập phải lưu trữ số liệu nhập, xuất, tồn kho và hóa đơn, chứng từ, tài liệu có liên quan đối với từng chất theo danh mục tại Nghị định quy định các Danh mục chất ma túy và tiền chất của Chính phủ.
2. Hồ sơ, chứng từ phải lưu giữ trong thời hạn theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. Hết thời hạn lưu giữ sổ sách, chứng từ, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập Hội đồng để tiến hành hủy sổ sách, chứng từ đó và phải lập biên bản.
Như vậy, lập hồ sơ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?