Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong những thời gian nào?
- Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong những thời gian nào?
- Cách tính chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thế nào?
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong những thời gian nào?
Theo tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên như sau:
Nguyên tắc áp dụng
a) Đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này là những người được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào chức danh theo quy định của pháp luật.
b) Cán bộ công chức được bổ nhiệm vào chức danh nào thì hưởng mức phụ cấp trách nhiệm quy định đối với chức danh đó.
c) Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh trước ngày 01/10/2004 thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 01/10/2004. Trường hợp được bổ nhiệm vào chức danh từ ngày 01/10/2004 trở đi thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày được bổ nhiệm.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này không được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong thời gian sau
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ;
b) Thời gian đi học ở trong nước không làm nghiệp vụ kiểm sát từ 3 tháng liên tục trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Như vậy, trong những khoảng thời gian sau đây thì Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh sẽ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi học ở trong nước không làm nghiệp vụ kiểm sát từ 3 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 1 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành của Nhà nước;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Cách tính chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-VKSTC-BNV-BTC quy định về cách tính chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ CÁCH TÍNH
...
2. Cách tính
Ví dụ 1: Ông H, Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, hiện hưởng hệ số lương 3,99, bậc 6, nhóm chức danh loại A1 thuộc bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát.
Mức tiền phụ cấp trách nhiệm của ông H tính theo chức danh Kiểm tra viên bậc 6 là:
3,99 x 350.000 đồng/tháng x 25% = 349.125 (đồng/tháng)
Theo đó, cách tính chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được hướng dẫn cụ thể nêu trên.
Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong những thời gian nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thế nào?
Theo Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?