Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án hình sự với ai và khi nào? Báo cáo này được gửi trong thời hạn bao lâu?
Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án hình sự với ai và khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa và rút kinh nghiệm
1. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án với lãnh đạo Viện kiểm sát. Báo cáo kết quả xét xử được gửi đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gửi thông báo kết quả xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm phải làm báo cáo kèm theo các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.
...
Như vậy, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án hình sự với lãnh đạo Viện kiểm sát. Báo cáo kết quả xét xử được gửi đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
Báo cáo này được thực hiện sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Báo cáo kết quả xét xử vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên báo cáo kết quả xét xử vụ án hình sự được gửi trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Báo cáo, thông báo kết quả phiên tòa và rút kinh nghiệm
...
3. Báo cáo kết quả phiên tòa được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
4. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên phát hiện có vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng, thì thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong toàn quốc; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát quân sự trung ương gửi Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gửi Viện kiểm sát quân sự khu vực.
5. Việc gửi báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án. Việc gửi thông báo quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra văn bản thông báo.
Theo đó, kiểm sát viên báo cáo kết quả xét xử vụ án hình sự được gửi trong thời hạ 10 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Giới hạn trong việc xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 298 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Giới hạn của việc xét xử
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Như vậy, giới hạn trong việc xét xử vụ án hình sự được quy định như sau:
- Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
- Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?