Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án trong vụ việc dân sự không?
- Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án trong vụ việc dân sự không?
- Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì ai ký quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong vụ việc dân sự?
- Những điều nào Kiểm sát viên không được làm tại phiên toà?
Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án trong vụ việc dân sự không?
Căn cứ Điều 4 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, VKSND có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
2. Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự;
3. Kiểm sát việc Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ; yêu cầu Tòa án xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc tự mình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị;
4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án;
5. Kiểm sát kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;
6. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;
7. Tham gia phiên tòa, phiên họp; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, phiên họp, người tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp; phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc tại phiên tòa, phiên họp;
8. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
9. Yêu cầu Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;
10. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, theo quy định trên, Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án trong vụ việc dân sự.
Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án trong vụ việc dân sự không? (Hình từ Internet)
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì ai ký quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa trong vụ việc dân sự?
Căn cứ Điều 5 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định tại các Điều 57, 62 và khoản 3 Điều 368 BLTTDS.
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp thì Viện trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp. Phó Viện trưởng ký quyết định phân công phải ghi rõ là “ký thay Viện trưởng”.
2. Việc gửi quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 24 và Điều 25 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 của VKSND tối cao và TAND tối cao quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là TTLT số 02/2016) .
Theo đó, trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp thì Viện trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký Quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp.
Phó Viện trưởng ký quyết định phân công phải ghi rõ là “ký thay Viện trưởng”.
Như vậy, trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên toà thì Viện trưởng trực tiếp ký hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Những điều nào Kiểm sát viên không được làm tại phiên toà?
Căn cứ Điều 5 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định những việc Kiểm sát viên không được làm như sau:
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi tham gia phiên tòa, phiên họp.
- Không phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, thành phần, địa vị xã hội, giới tính của người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa.
- Không được có hành động chỉ trích, miệt thị, coi thường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tranh tụng với Kiểm sát viên, người phản đối quan điểm, ý kiến của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.
- Không thực hiện hành vi vượt quá chức trách, nhiệm vụ của mình tại phiên tòa, phiên họp.
- Không tùy tiện cho mượn, cho ghi chép, cho sao chụp vật chứng, tài liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc khi chưa kết thúc phiên tòa, phiên họp.
- Không thực hiện những việc Kiểm sát viên không được làm theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Quy tắc này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?