Kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thực hiện như thế nào? Chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân sẽ chú trọng vào các nội dung nào?
Công tác kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thực hiện như thế nào?
Công tác kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thực hiện theo khoản 2 Điều 18 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:
Kiểm sát việc hoãn chấp hành án phạt tù
...
2. Kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền kiểm sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 25 Luật Thi hành án hình sự; lưu ý kiểm sát việc quản lý người được hoãn chấp hành án; việc đề nghị và thực hiện quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; việc ra quyết định áp giải, quyết định truy nã của cơ quan thi hành án hình sự nếu người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt hoặc bỏ trốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công tác kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền kiểm sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 25 Luật Thi hành án hình sự; lưu ý kiểm sát việc quản lý người được hoãn chấp hành án; việc đề nghị và thực hiện quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù; việc ra quyết định áp giải, quyết định truy nã của cơ quan thi hành án hình sự nếu người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt hoặc bỏ trốn theo quy định của pháp luật.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) quy định kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hoãn chấp hành án phạt tù của Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải sao gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền biết để kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu biết việc đã nhận được quyết định;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 24 Luật Thi hành án hình sự;
Chú ý kiểm sát việc ra quyết định áp giải, quyết định truy nã của cơ quan thi hành án hình sự nếu người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt hoặc bỏ trốn theo quy định của pháp luật.
Thi hành án hình sự (Hình từ Internet)
Công tác kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân sẽ chú trọng vào các nội dung nào?
Công tác kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân sẽ chú trọng vào các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:
Kiểm sát việc tiếp nhận, quản lý và giáo dục phạm nhân
...
2. Viện kiểm sát kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân của cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ quan thi hành án hình sự theo quy định tại Mục I Chương III Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan, trong đó chú trọng một số nội dung sau:
a) Việc thực hiện phân loại giam giữ và tổ chức giam giữ theo loại; việc nâng, hạ loại phạm nhân;
b) Việc tuần tra, canh gác, lục soát, dẫn giải, kiểm soát phạm nhân;
c) Việc thực hiện chế độ lao động, học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân; nhất là việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;
d) Việc chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; việc trích xuất, khen thưởng, xử lý phạm nhân vi phạm;
đ) Việc đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù.
Như vậy, công tác kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân sẽ chú trọng vào các nội dung sau:
- Việc thực hiện phân loại giam giữ và tổ chức giam giữ theo loại; việc nâng, hạ loại phạm nhân;
- Việc tuần tra, canh gác, lục soát, dẫn giải, kiểm soát phạm nhân;
- Việc thực hiện chế độ lao động, học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân; nhất là việc tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;
- Việc chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; việc trích xuất, khen thưởng, xử lý phạm nhân vi phạm;
- Việc đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) thì công tác kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân sẽ được kiểm sát chú trọng vào các nội dung sau đây:
- Viện kiểm sát kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án theo quy định tại Mục 1 Chương III Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan, trong đó chú trọng một số nội dung sau:
+ Việc thực hiện phân loại giam giữ và tổ chức giam giữ theo loại; việc nâng, hạ loại phạm nhân;
+ Việc tuần tra, canh gác, lục soát, dẫn giải, kiểm soát phạm nhân;
+ Việc thực hiện chế độ lao động, học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân;
+ Việc chấp hành nội quy trại giam; việc trích xuất, khen thưởng, xử lý phạm nhân vi phạm;
+ Việc đánh giá, xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù.
Kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định thế nào?
Kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 20/07/2023) như sau:
Kiểm sát việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
...
2. Kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ về cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức bàn giao; việc lập, quản lý hồ sơ thi hành quyết định tạm đình chỉ, hồ sơ quản lý người được tạm đình chỉ; việc quản lý người được tạm đình chỉ; việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ; việc báo cáo, thông báo, đề nghị hủy quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và việc ra quyết định truy nã, tổ chức truy bắt khi người được tạm đình chỉ bỏ trốn theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 37 Luật Thi hành án hình sự.
Như vậy, kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như trên.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 20/07/2023) quy định kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
- Kiểm sát việc thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ chấp hành án, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án thông báo và sao gửi quyết định tạm đình chỉ cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ về cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền biết để kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu biết việc đã nhận được quyết định;
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ về cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức bàn giao, theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ;
Việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?